Thứ bảy, Tháng mười một 9, 2024
Home Sức Khỏe Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có...

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có sao không?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 8 triệu người trưởng thành từ 15 – 49 tuổi mắc bệnh giang mai vào năm 2022. Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn có thể phòng ngừa và chữa được. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có sao không?

Tổng quan về bệnh giang mai

Bệnh giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra.

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có sao không?
Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có sao không?

1. Nguyên nhân

Do người mang mầm bệnh quan hệ tình dục không an toàn (không sử dụng bao cao su, sử dụng bao cao su không đúng cách, bị rách bao cao su,… tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Treponema pallidum lây truyền từ người này sang người khác.

Giang mai còn có khả năng lây lan qua các đường khác bao gồm:

  • Tiếp xúc gián tiếp với vi khuẩn giang mai qua vết thương hở.
  • Mẹ truyền sang thai nhi, nhất là sau tháng thứ 4 thai kỳ.
  • Qua đường máu vì sử dụng chung kim tiêm.

Tuy nhiên giang mai ít khi lây qua các đường kể trên.

Giang mai có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi
Giang mai có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi

2. Triệu chứng

Giang mai tiến triển theo từng giai đoạn, từ đó mà các triệu chứng cũng thay đổi theo. Tuy nhiên, người bệnh đôi khi không có biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng chồng chéo lên nhau. Vài trường hợp, người bệnh còn không có bất kỳ biểu hiện nào dù đang mang mầm bệnh giang mai.

Thông thường triệu chứng trong giai đoạn đầu sẽ bắt đầu từ việc phát triển một hoặc nhiều vết loét ở bộ phận sinh dục. Các mụn này khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với mụn nhọt hoặc các bệnh da liễu thông thường khác.

Ở giai đoạn 2, người bệnh sẽ phát ban, đồng thời xuất hiện các triệu chứng tương tự cúm: sốt, mệt mỏi, đau họng, đau cơ. Sau đó giang mai có thể biến mất hoặc phát triển sang giai đoạn kế tiếp, đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể lây qua đường nước bọt. Quan hệ tình dục bằng miệng chính là con đường lây truyền của bệnh giang mai. Khi người khỏe mạnh tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người đang mắc giang mai ở miệng, nhất là qua những hoạt động tình dục đường miệng hoặc khi hôn.

Bệnh giang mai lây qua đường nước bọt như thế nào?

Qua những hành động tình dục bằng đường miệng và đặc biệt là khi hôn. Đây là lúc xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập và tấn công vào cơ thể của người khỏe mạnh. Thông thường các ổ bệnh sẽ sinh sôi nhiều trong khoang miệng, từ đó lan đến nhiều vị trí khác trên cơ thể.

Ngoài hôn thì hoạt động tình dục đường miệng cũng đóng vai trò là đường lây truyền giang mai. Xoắn khuẩn sinh sôi và phát triển ở các vết loét của người bệnh. Do đó, nếu tiếp xúc gần hoặc có hành động thân mật quá mức với người bệnh thì tỷ lệ lây nhiễm sẽ rất cao.

Quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh giang mai cũng có thể mắc bệnh
Quan hệ tình dục bằng miệng với người bệnh giang mai cũng có thể mắc bệnh

Dấu hiệu nhận biết bị giang mai ở miệng

Giang mai ở miệng thường khó phát hiện vì những triệu chứng khó phân biệt với các bệnh thông thường khác. Triệu chứng bệnh sẽ khác nhau hoặc chồng chéo lên nhau. Không phải ai cũng trải qua những triệu chứng này theo cùng thứ tự hay cùng một lúc. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp theo giai đoạn của bệnh:

  • Giai đoạn sơ cấp: xuất hiện 1 vết săng hay vài vết loét trong miệng, trên lưỡi hoặc trên môi người bệnh.
  • Giai đoạn thứ phát: sau khi vết loét tự khỏi, người bệnh có thể kèm theo nổi phát ban hoặc cả 2 triệu chứng này xuất hiện ở cùng 1 thời điểm. Những triệu chứng ở giai đoạn này có thể bao gồm: sốt; sưng hạch bạch huyết; phát ban ở lòng bàn chân, lòng bàn tay hay toàn thân; xuất hiện các vết loét lớn nổi trên màng nhầy ở nướu hoặc lưỡi; nhức đầu; đau họng; sụt cân.
  • Giai đoạn sau: giang mai thứ phát sớm thường không có triệu chứng. Không rõ thời gian hay giang mai khởi phát muộn có thể gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy nội tạng.

Các con đường lây nhiễm bệnh giang mai khác

Bệnh giang mai chủ yếu lây do quan hệ tình dục không an toàn:

  • Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các mô ở cổ họng, mũi, trực tràng và âm đạo.
  • Nguy cơ mắc bệnh cao nhất khi tiếp xúc trực tiếp với tổn thương giang mai nguyên phát và thứ phát.
  • Tiếp xúc gần với bộ phận sinh dục, miệng hoặc trực tràng của người mắc giang mai có nguy cơ mắc bệnh.
  • Phụ nữ mang thai có thể truyền bệnh này sang thai nhi hoặc vào lúc sinh nở.
  • Giang mai cũng có thể lây lan do dùng chung dụng cụ cá nhân hoặc qua vết thương hở.
  • Sau một năm nhiễm bệnh giang mai, hầu hết người mắc giang mai sẽ không còn khả năng lây bệnh.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai?

Bệnh giang mai có thể phòng ngừa được.

Luôn sử dụng bao cao su đúng cách để ngăn ngừa giang mai và nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Bệnh giang mai cũng có thể lây lan qua tiếp xúc với các vùng khác trên cơ thể mà bao cao su không che được, bao gồm bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng.

Người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nên đi xét nghiệm ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm bệnh giang mai ở lần khám thai đầu tiên và điều trị ngay nếu kết quả xét nghiệm dương tính. Nếu thai nhi bị bệnh giang mai bẩm sinh chỉ có thể phòng ngừa được bằng cách chẩn đoán và điều trị cho mẹ bằng penicillin.

Người mắc bệnh giang mai không nên quan hệ tình dục và cần thông tin đến bạn tình để thực hiện xét nghiệm giang mai. Khi phát hiện bệnh cần đến bệnh viện khám và điều trị ngay, không tự mua thuốc điều trị.

Một số câu hỏi liên quan

1. Bệnh giang mai có lây qua quần áo không?

Không. Bệnh giang mai không thể lây qua tiếp xúc với bệ toilet, tay nắm cửa, bể bơi, quần áo nói chung hoặc dụng cụ ăn uống.

2. Bệnh giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Có. Nếu tiếp xúc với thức ăn có nước bọt của người mắc giang mai ở miệng thì bạn vẫn có khả năng mắc giang mai.

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của quý độc giả về vấn đề “Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không? Khi hôn có sao không?”. Để phòng tránh giang mai cần thực hiện lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng, tình dục an toàn, tình dục có bảo vệ (sử dụng bao cao su).

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments