Sỏi thận là bệnh ngày càng phổ biến do thói quen sống không lành mạnh của con người. Bệnh có khi biểu hiện rõ ràng, cụ thể nhưng cũng có trường hợp diễn tiến âm thầm. Nếu không phát hiện sớm, sỏi phát triển đến kích thước lớn sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm cả nguy cơ vỡ thận.
Sỏi thận là gì? Bệnh có nguy hiểm không?
Sỏi thận (tiếng anh: Kidney Stones) là tinh thể rắn hình thành từ muối và các khoáng chất trong nước tiểu. Sỏi thận có nhiều kích thước khác nhau từ rất nhỏ cho đến khoảng vài centimet. Trong đó sỏi kích thước 3mm hoặc 5mm là nhỏ nhưng cần được kiểm tra và theo dõi. Sỏi từ 10mm trở nên được đánh giá là to và có thể gây nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe.
Những hạt sỏi có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như bàng quan, niệu đạo nam, niệu quản, thận. Các nghiên cứu về sỏi thận bệnh học cho biết, sỏi có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Sỏi canxi: Loại sỏi phổ biến nhất tồn tại dưới dạng oxalat canxi. Sỏi này xuất hiện ở người ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate như socola, một số loại trái cây hoặc do có nồng độ canxi hoặc oxalat cao trong nước tiểu.
- Sỏi acid Uric: Loại sỏi hình thành ở những người có chế độ ăn uống giàu protein, bị bệnh gout, rối loạn máu trong mô…
- Sỏi Struvite: Đây là sỏi được tạo thành do nhiễm trùng đường tiết niệu nên còn được gọi là sỏi nhiễm trùng. Sỏi này phát triển nhanh chóng và có kích thước lớn.
- Sỏi Cystine: Dạng sỏi này rất ít gặp nhưng có thể xuất hiện ở cả nam giới và phụ nữ có hội chứng rối loạn do di truyền khiến thận bài tiết quá mức Axit amin.
Dấu hiệu bệnh điển hình
Theo ước tính hiện nay có khoảng 1/3 dân số thế giới bị sỏi thận, tuy nhiên không phải tất cả đều nhận thấy các triệu chứng của bệnh. Những trường hợp không xuất hiện triệu chứng, người bệnh chỉ có thể nhận biết khi sỏi gây nhiễm trùng hoặc tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu. Một số bệnh nhân chỉ nhận biết bệnh khi sỏi mắc kẹt trong niệu quản gây đau quặn.
Một số triệu chứng bệnh sỏi thận
- Cảm giác đau: Người bệnh có biểu hiện đau lưng, đau lan xuống bụng dưới, mạn sườn, bẹn và cơ quan sinh dục, đau buốt khi tiểu. Nếu sỏi ở niệu quản, gây tắc nghẽn, nước tiểu không luân chuyển đến bàng quang sẽ ứ đọng tại thận và gây đau quặn thận.
- Tiểu ra máu: Sỏi di chuyển theo nước tiểu sẽ cọ xát gây tổn thương, tiết máu vào nước tiểu.
- Tiểu són, tiểu rắt: Sỏi tồn tại ở bàng quang sẽ kích thích cơn tiểu. Người bệnh đi tiểu nhiều, buồn đi tiểu nhưng lượng nước rất ít hoặc bí tiểu.
- Buồn nôn hoặc nôn: Thận và ruột có mối liên hệ với nhau thông qua dây thần kinh. Sỏi ở thận sẽ kích thích đường tiêu hóa gây nôn hoặc buồn nôn.
- Sốt và ớn lạnh: Đây là dấu hiệu của bệnh sỏi thận thường gặp ở những bệnh nhân bị sỏi thận gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Với những triệu chứng bất thường kể trên, sỏi thận gây ra những cản trở tới quá trình sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tuy nhiên, khi sỏi thận chưa bộc lộ biểu hiện rõ ràng, khi nào thì cần tới gặp bác sĩ để thăm khám?
Hãy nắm rõ và ghi nhớ những biểu hiện của bệnh lý sỏi thận để tới ngay bệnh viện:
- Những cơn đau xuất hiện ở vùng lưng, mạn sườn lan xuống vùng chậu.
- Đi tiểu khó khăn, đau đớn khi đi tiểu.
- Tiểu ra máu tươi.
- Rối loạn tiểu tiện với các dấu hiệu như tiểu rắt, tiểu buốt.
Đừng chần chừ, hãy thăm khám ngay để xác định khối sỏi xuất hiện trong thận có kích thước, tính chất như thế nào để có hướng điều trị thích hợp nhất.
Nguyên nhân gây sỏi thận không phải ai cũng biết
Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận là trong nước tiểu có chứa nhiều hợp chất gây sỏi như oxalat, canxi, acid uric. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi là:
- Uống ít nước: Lượng nước cung cấp cho cơ thể quá ít, không đủ để thận lọc và đào thải chất độc ra ngoài sẽ khiến nước tiểu đậm đặc.
- Nhịn tiểu: Thói quen này diễn ra thường xuyên sẽ khiến khoáng chất trong nước tiểu không được đào thải ra ngoài.
- Sử dụng kháng sinh tùy tiện: Một số loại kháng sinh thuộc nhóm này là Cephalosporin, Penicillin…
- Mắc các vấn đề sức khỏe: Tăng cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm toan ống thận, cystinuria, viêm ruột, tiêu chảy mãn tính…
- Nguyên nhân khác: Béo phì, di truyền…
Phương pháp chẩn đoán
Y học ngày càng hiện đại, để phát hiện sỏi thận, bên cạnh việc xác định các triệu chứng đặc trưng của bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra kết luận dựa trên những xét nghiệm, kiểm tra cận lâm sàng.
- Siêu âm ổ bụng: Qua hình ảnh siêu âm, phát hiện sỏi hoặc các tổn thương ở thận, niệu quản hay bàng quang.
- Chụp X-quang: Chụp hình ảnh thận có hoặc không sử dụng thuốc cản quang. Trên hình ảnh thu được sẽ có hình ảnh sỏi thận nằm trong vùng hố thận.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Bằng hình ảnh, bác sĩ cũng sẽ quan sát thấy sỏi trong thận.
Dựa vào các yếu tố kể trên, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bệnh nhân có mắc bệnh hay không? Kích thước và tính chất của khối sỏi trong thận như thế nào?
Chữa sỏi thận như thế nào?
Sỏi thận tạo ra nhiều cơn đau quặn thận và dễ biến chứng nguy hiểm. Bệnh nếu không được nhận biết và xử trí sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng hệ tiết niệu
- Tắc nghẽn đường tiết niệu
- Suy thận cấp và mạn
- Vỡ thận
Vì vậy điều trị sỏi thận sớm rất quan trọng. Chữa bệnh sỏi thận như thế nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số lượng, kích thước và vị trí của hạt sỏi, sỏi có gây nhiễm trùng không.
Những trường hợp sỏi nhỏ, chúng có thể thoát ra tự nhiên theo đường tiểu. Người bệnh chỉ cần uống nhiều nước và thay đổi một số thói quen sống. Tuy nhiên những trường hợp sỏi lớn hơn thì cần điều trị theo phác đồ phù hợp. Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh như mẹo dân gian, điều trị theo Tây y hoặc phương pháp Đông y.
Mẹo dân gian tại nhà
-
Đu đủ xanh chữa sỏi thận:
Sử dụng đu đủ bánh tẻ làm sạch vỏ và ruột, cho thêm một chút muối rồi đem hấp cách thủy. Ăn món này trước bữa ăn, có thể chấm cùng đường. Cách chữa bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh chỉ áp dụng với sỏi thận dưới 10mm trong 7 ngày.
-
Chữa bệnh sỏi thận bằng rau ngổ:
Dùng một nắm rau ngổ đem giã nhỏ, lấy nước cốt pha cùng chút muối. Mỗi ngày uống nước này 2 lần, sử dụng liên tục 7 ngày.
-
Dứa nướng:
Chuẩn bị một quả dứa, khoét lỗ nhỏ để nhồi phèn chua vào bên trong. Nướng chín quả dứa rồi vắt nước uống mỗi ngày. Cách chữa bệnh sỏi thận bằng quả dứa nướng giúp làm giảm những cơn đau sỏi thận rất hiệu quả.
Lưu ý
Ngoài những cách trên, dân gian còn có nhiều cách chữa từ các nguyên liệu khác, Điển hình như chuối hột, lá trầu bà, rau mùi tàu, hoa râm bụt… Tuy nhiên những mẹo chữa dân gian chỉ phù hợp với những người bị sỏi thận nhỏ.
Trường hợp bệnh tiến triển nặng, sỏi kích thước lớn, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Nhằm ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Sỏi thận điều trị bằng Tây y như thế nào?
Y học hiện đại có nhiều biện pháp điều trị sỏi hiệu quả. Tùy vào tình trạng sỏi, bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.
– Sử dụng thuốc
Đa phần những bệnh nhân có sỏi kích thước dưới 7mm, sỏi hình thuôn, nhẵn và chưa gây biến chứng thì sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn bằng thuốc phù hợp. Vậy người bị sỏi thận uống thuốc gì?
- Thuốc giảm đau: Một số thuốc được sử dụng là Ibuprofen, Natri Naproxen, Acetaminophen…
- Thuốc chẹn Alpha: Đây là thuốc giúp đào thải sỏi tốt hơn bằng cơ chế làm giãn cơ niệu quản, giúp sỏi thoát ra dễ dàng, nhanh và ít đau.
– Điều trị ngoại khoa
Nếu viên sỏi phát triển đến kích thước lớn (trên 7mm) không thể tự tiêu hoặc được đẩy ra ngoài bằng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị ngoại khoa. Các biện pháp điều trị được áp dụng là:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là cách sử dụng nguồn sóng xung kích làm vỡ sỏi to thành các mảnh nhỏ để tự thoát ra ngoài theo nước tiểu. Cách tán sỏi này áp dụng tốt nhất khi sỏi có kích thước nhỏ hơn 2cm. Hiệu quả trung bình đạt được là 81%.
- Tán sỏi ngược dòng: Bác sĩ sử dụng ống nội soi mềm đi từ niệu đạo lên bàng quang để tiếp cận với sỏi. Biện pháp này sử dụng năng lượng laser hoặc khí nén để tán sỏi. Sau đó bơm rửa để lấy hết cách mảnh sỏi.
- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Áp dụng với sỏi 1/3 trên niệu quản, sỏi lớn, sỏi bể thận.
- Mổ mở lấy sỏi: Áp dụng cho sỏi niệu quản kích thước lớn, sỏi thận khi chức năng thận kém. Tuy nhiên cách này thường gây tai biến nên ít được áp dụng.
Vậy tán sỏi thận hoặc mổ sỏi thận hết bao nhiêu tiền?
Hiện nay mức chi phí tại các bệnh viện có mức chi phí khác nhau. Tuy nhiên đa phần chi phí đều dao động ở mức từ 7 – 20 triệu đồng. Người bệnh cần tìm đến những bệnh viện mổ nội soi uy tín chất lượng. Điều đó để đảm được chữa tốt nhất và tránh biến chứng, rủi ro trong phẫu thuật.
Các biện pháp chữa sỏi thận trong Tây y đều giúp điều trị hết sỏi. Tuy nhiên những phương pháp này không thể ngăn ngừa sỏi tái phát.
Chữa sỏi thận bằng thuốc Đông y
Y học phương Đông cho rằng, thận khí hư gây ra thấp ứ trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch làm cho tạp chất trong nước tiểu tích tụ thành sỏi. Do vậy, phương pháp Đông y đề ra nguyên tắc điều trị bệnh là phá khí, hoạt huyết, loại bỏ hiện tượng ứ tắc khí trong thận. Thầy thuốc kê toa các bài thuốc tổng hợp dược lực từ thảo dược tự nhiên. Nhờ dược lực của thuốc, sỏi được tán, bị bào mòn dần dần và được thải loại theo đường tiểu.
Các bài thuốc Đông y còn bồi bổ gan, thận và lợi tiểu. Nhờ đó ngăn ngừa sỏi xuất hiện trở lại.