Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Home Sức Khỏe Bệnh viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của...

Bệnh viêm âm đạo là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh

Viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát khó chịu, đặc biệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe tình dục và sinh sản. Do vậy, người bệnh hãy chủ động tìm hiểu thông tin về bệnh và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

Bệnh viêm âm đạo là gì? Các tình trạng bệnh thường gặp

Âm đạo (nằm bên trong âm hộ) là một trong những cơ quan sinh dục quan trọng của phụ nữ. Nó có vai trò làm thoát máu kinh khi tới chu kỳ nguyệt san, đồng thời thực hiện chức năng quan hệ tình dục, sinh sản.

Tuy nhiên vì một lý do nào đó, khách quan hoặc chủ quan dẫn tới hiện tượng nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng,… tấn công vùng kín và gây viêm nhiễm. Tình trạng này được gọi là bệnh viêm âm đạo (tên khoa học gọi là Vaginitis).

Hình ảnh viêm âm đạo thường gặp ở nữ giới
Hình ảnh viêm âm đạo thường gặp ở nữ giới

Viêm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, nó không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày mà còn tác động xấu tới sức khỏe tình dục và sinh sản nếu không điều trị kịp thời.

Viêm âm đạo hình thành do nhiều loại nấm, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra, trong đó bệnh được chia thành các nhóm chính như:

Viêm âm đạo do vi khuẩn

Âm đạo bị viêm do vi khuẩn thường xuất phát do sự mất cân bằng giữa số lượng vi khuẩn có lợi ở âm đạo và sự phát triển quá mức của các vi khuẩn gây hại như Anaerobes, Prevotella,…

Khi những loại vi khuẩn có hại này tăng sẽ làm giảm vi khuẩn có lợi ở âm đạo dẫn tới viêm nhiễm. Loại viêm âm đạo do vi khuẩn này thường có tác nhân bởi quan hệ tình dục không lành mạnh.

Viêm âm đạo do Trichomonas (trùng roi)

Trichomonas (hay còn gọi là trùng roi) là một ký sinh trùng thường lây nhiễm qua đường tình dục. Ở nam giới, loại sinh vật này thường tấn công vào đường tiết niệu tuy nhiên không gây ra những triệu chứng rõ nét. Còn ở phụ nữ, Trichomonas có xu hướng tấn công âm đạo và làm viêm nhiễm gây ra hiện tượng ngứa, nóng rát âm hộ, tiểu rắt,…

Nhiễm nấm men Candida

Âm đạo nhiễm nấm men Candida cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn tới bệnh lý viêm nấm âm đạo. Candida thuộc loại nấm men có hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng thường sinh sống ở đường tiêu hóa hoặc bộ phận sinh dục. Khi gặp điều kiện thuận lợi các nấm men tấn công tới âm đạo dẫn tới viêm nhiễm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.

Âm đạo nhiễm nấm men Candida thường gặp ở phụ nữ quan hệ tình dục không an toàn, thời kỳ mang thai, người bị tiểu đường hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh trong thời gian dài.

Viêm âm đạo nhiễm nấm men thường là do quan hệ tình dục không lành mạn
Viêm âm đạo nhiễm nấm men thường là do quan hệ tình dục không lành mạn

Viêm âm đạo do trực khuẩn gram

Trực khuẩn Gram âm (Bacterial vaginosis) cũng là một trong những tác nhân gây ra tình trạng viêm âm đạo. Tình trạng này xuất hiện khi âm đạo bị thiếu các vi khuẩn có lợi (Lactobacilus) khiến cơ thể sản xuất ra lượng lớn H2O2 hình thành môi trường có tính kiềm. Môi trường này thuận lợi để vi khuẩn Gardnerella vaginosis sinh sôi và phát triển dẫn tới viêm nhiễm âm đạo.

Nguyên nhân viêm âm đạo thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa cho biết, nguyên nhân chủ yếu hình thành viêm âm đạo là bởi sự xâm nhập gây hại của các vi khuẩn, trùng roi, nấm men, ký sinh trùng,…

Một số tác nhân khiến vi khuẩn, trùng roi, nấm men, ký sinh trùng,… có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào âm đạo gây viêm nhiễm và tăng nguy cơ dẫn tới bệnh lý này như:

  • Vệ sinh không sạch sẽ: Vệ sinh không sạch sẽ, đặc biệt ở những ngày kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ khiến các loại vi khuẩn, nấm men, ký sinh trùng tấn công âm hộ gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh: Thường xuyên sinh hoạt tình dục nhiều luồng, không an toàn sẽ dễ gây ra nhiều bệnh lây nhiễm đặc biệt là bệnh lý viêm âm đạo.
  • Nhịn tiểu: Khi nhịn tiểu, nước tiểu tích tụ lại ở bàng quang khiến vi khuẩn ở nước tiểu dễ dàng tấn công tới đường tiết niệu, âm đạo gây viêm nhiễm.
  • Các yếu tố khác: Một số tác nhân khác có thể làm tăng nguy cơ viêm âm đạo ở phụ nữ như sử dụng thuốc kháng sinh thời gian dài, thói quen mặc đồ lót chật, quần áo ẩm ướt,…

Dấu hiệu bệnh viêm âm đạo thường gặp

Khi bị viêm âm đạo, người bệnh sẽ thấy vùng kín xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày như:

  • Ngứa ngáy, nóng rát: Viêm nhiễm âm đạo dù do sự tấn công của vi khuẩn, nấm hay ký sinh trùng đều gây ra hiện tượng âm đạo bị sưng tấy, ngứa ngáy khó chịu. Cảm giác nóng rát sẽ tăng nhiều hơn khi người bệnh đi tiểu hoặc có quan hệ tình dục. Đặc biệt, ở một số trường hợp bệnh nặng sẽ thấy xuất hiện các nốt mụn quanh bộ phận sinh dục.

Bệnh viêm âm đạo thường gây cảm giác ngứa ngáy, róng rát vùng kín
Bệnh viêm âm đạo thường gây cảm giác ngứa ngáy, róng rát vùng kín
  • Âm đạo có mùi hôi: Do sự tấn công của các vi khuẩn trùng roi, nấm men, ký sinh trùng sẽ gây ra mùi hôi khó chịu do quá trình phân hủy. Tình trạng này khiến người bệnh có cảm giác tự ti ngại gần gũi với bạn tình.
  • Khí hư bất thường: Đây là một trong những dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi bị viêm âm đạo. Ở người bình thường, khí hư có màu trắng trong và không mùi.

Viêm âm đạo có sao không? Có nguy hiểm không?

Thông thường, các dấu hiệu viêm âm đạo sẽ có chiều hướng tăng nặng dần theo thời gian. Đặc biệt, các triệu chứng bệnh sẽ không tự hết nếu người bệnh không áp dụng liệu pháp chữa trị nào. Thậm chí, điều này còn gây ra những tác hại khó lường trước.

Dưới đây là một số ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh:

  • Ảnh hưởng tới tâm lý: Viêm âm đạo gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, mùi hôi, ra nhiều khí hư.
  • Ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình: Do tâm lý ngại gần gũi chuyện “yêu”, lâu dần khiến phụ nữ rơi vào trạng thái lãnh dục, mất cảm giác ham muốn. Điều này kéo dài làm ảnh hưởng tới chất lượng đời sống tình dục, làm rạn nứt tình cảm vợ chồng.
  • Tác hại của viêm âm đạo tới sức khỏe: Các vi khuẩn viêm nhiễm âm đạo có khả năng lây nhiễm tốc độ nhanh làm ảnh hưởng tới các bộ phận xung quanh.

Viêm nhiễm âm đạo làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới
Viêm nhiễm âm đạo làm tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Cách chẩn đoán bệnh, khi nào cần đi khám bác sĩ?

Để chẩn đoán bệnh chính xác, các bác sĩ thường thông qua cả khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Cuối cùng, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch tiết bên trong âm đạo để làm xét nghiệm và phân tích bằng kính hiển vi (có hiệu quả nhanh sau vài giờ), xét nghiệm cấy vi trùng (kết quả sau 2 – 3 ngày). Sau đó, sẽ dựa vào kết quả để xác định có bị viêm âm đạo không.

  • Viêm âm đạo do vi trùng (theo tiêu chuẩn Amsel): Có dịch tiết loãng, màu  trắng đục dính vào thành âm đạo, dịch âm đạo có mùi tanh, độ pH âm đạo >4,5, vi khuẩn bao phủ tế bào mô âm đạo.
  • Viêm âm đạo do Candida: Độ pH âm đạo không nằm trong tham chiếu từ 4 – 4,5. Xuất hiện tế bào vi nấm ở trong mẫu dịch tiết lấy trong âm đạo.
  • Đối với viêm âm đạo Trichomonas sẽ tiến hành soi tươi. Bệnh được xác định khi tìm thấy ký sinh trùng trong mẫu dịch tiết âm đạo hoặc sau quá trình nuôi cấy.

Vậy khi nào người bệnh cần đi khám bác sĩ ?

Người bệnh nên đi khám khi có các triệu chứng như:

  • Vùng kín ngứa ngáy, nóng rát, nổi mụn nước.
  • Đau rát khi đi tiểu, quan hệ tình dục.
  • Vùng kín có mùi hôi, tanh khó chịu.
  • Khí hư có màu sắc bất thường và lượng tiết ra nhiều.
  • Âm đạo có hiện tượng chảy máu bất thường.

Các cách điều trị bệnh viêm âm đạo tốt nhất hiện nay

Để cải thiện các triệu chứng khó chịu ở vùng kín do viêm âm đạo và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Việc lựa chọn liệu pháp chữa trị bệnh phù hợp rất quan trọng. Một số phương pháp có khả năng chữa viêm âm đạo như:

Mẹo chữa viêm âm đạo tại nhà

Các phương pháp trị bệnh dân gian từ thảo dược tự nhiên như lá trầu không, lá chè, tỏi,… được đánh giá có khả năng giảm tình trạng viêm nhiễm âm đạo tốt.  Những loại thảo dược này chứa nhiều thành phần kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn. Từ đó nó có thể giảm triệu chứng ngứa rát do viêm âm đạo.

Mẹo chữa viêm âm đạo tại nhà bằng thảo dược giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu
Mẹo chữa viêm âm đạo tại nhà bằng thảo dược giúp giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu

Người bệnh có thể áp dụng một số cách trị viêm âm đạo tại nhà như:

  • Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không: Các bạn sử dụng khoảng 8 – 10 lá trầu không, rửa sạch rồi cho vào nồi cùng một chút muối và khoảng 400ml, đun sôi. Sau đó đợi nước nguội bớt thì dùng nước lá trầu không vệ sinh vùng kín.
  • Giảm ngứa âm đạo bằng tỏi: Cách đơn giản nhất để trị viêm âm đạo bằng tỏi là bạn sử dụng 2 – 3 nhanh tỏi tươi, bóc sạch vỏ, cho vào cối giã nát, ép lấy nước cốt. Sau đó hòa nước ép tỏi với khoảng 500ml nước ấm, rồi vệ sinh vùng kín.
  • Chữa viêm âm đạo bằng sữa chua: Sữa chua có nhiều vi khuẩn có lợi, giúp tiêu diệt vi khuẩn âm đạo.

Lưu ý:

Mặc dù mẹo dân gian này có ưu điểm lành tính, dễ thực hiện. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có thể hỗ trợ trị, không thể loại bệnh. Việc lựa chọn liệu pháp chuyên khoa vẫn rất cần thiết.

Viêm âm đạo dùng thuốc gì?

Sử dụng thuốc trị viêm âm đạo được xem là liệu pháp chuyên khoa mang lại hiệu quả nhanh. Thông thường một số loại thuốc trị viêm âm đạo thường dùng như:

  • Thuốc uống: Người bệnh có thể được kê kháng sinh dạng uống có khả năng tiêu viêm, diệt khuẩn từ đó ức chế sự phát triển nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Một số loại thuốc như Metronidazol,  Doxycyclin, Itraconazole,…
  • Thuốc đặt: Dạng thuốc được đặt trực tiếp vào âm đạo có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát, tiêu diệt các vi khuẩn trùng roi, nấm đồng tời cân bằng pH từ đó loại bỏ chứng bệnh. Một số loại thuốc như Neo Tergynan, Canesten, Polygynax,…
  • Dung dịch rửa âm hộ: Ngoài sử dụng thuốc uống hoặc đặt âm đạo, người bệnh có thể được bác sĩ kê một số loại thuốc dạng dung dịch để vệ sinh vùng kín hàng ngày hỗ trợ trị viêm như Intima, Crevil, Sebamed,…

Đông y trị viêm âm đạo

Dưới góc nhìn của Đông y, viêm âm đạo hình thành do những tổn thương trong sinh lý và sự tác động của vi khuẩn hiếu khí. Các ký sinh trùng gây ra tổn thương ở tâm, can, tỳ, thận. Điều này làm tác động xấu tới 2 mạch xung – nhâm, sinh ra viêm nhiễm.

Thuốc Đông y chữa bệnh phụ khoa an toàn, không tác dụng phụ
Thuốc Đông y chữa bệnh phụ khoa an toàn, không tác dụng phụ

Tất cả các dược liệu dạng uống giúp cải thiện tình trạng viêm và tốt cho sức khỏe. Điển hình như: Cây trinh nữ hoàng cung, ích mẫu, lá trầu không, ngải cứu,…

Bị viêm âm đạo nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày rất quan trọng để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. Do vậy, người bệnh cần chủ động xây dựng thực đơn ăn khoa học.

Viêm âm đạo nên ăn gì để tốt cho sức khỏe? 

  • Tăng cường ăn nhiều loại rau, củ, quả như cải xoăn, su hào, súp lơ, cà rốt,…. để bổ sung chất xơ và các khoáng chất hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Các loại trái cây như bưởi, cam, nho, táo,… chứa nhiều vitamin C và khoáng chất vừa giúp chống oxy hóa lại tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Do vậy, người bệnh nên ăn thường xuyên để ngừa bệnh và tiêu diệt vi khuẩn âm đạo.
  • Các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng,… chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, kháng nấm rất tốt cho người bệnh viêm âm đạo.
  • Sữa chua nhiều men vi sinh có lợi giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại ở âm đạo. Do vậy người bệnh hãy nên bổ sung 1 hộp sữa chua/ngày để bảo vệ sức khỏe.

Người bệnh viêm âm đạo nên tăng cường chế độ ăn dinh dưỡng để hỗ trợ trị bệnh
Người bệnh viêm âm đạo nên tăng cường chế độ ăn dinh dưỡng để hỗ trợ trị bệnh

Bị viêm âm đạo không nên ăn gì?

  • Người bệnh không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Vì chúng có thể khiến bệnh lý nặng hơn.
  • Đồ ngọt như đường, bánh kẹo có thể làm tăng viêm nhiễm. Do vậy để tránh bệnh nặng hơn người bệnh cần tránh các thực phẩm ngọt.
  • Các loại hải sản chứa nhiều dưỡng chất. Tuy nhiên người bệnh viêm âm đạo cần hạn chế. Vì chúng có khả năng khiến vùng âm đạo nóng, tăng triệu chứng ngứa ngáy khó chịu.

Cách phòng tránh viêm âm đạo hiệu quả

Viêm âm đạo không khó điều trị, tuy nhiên bệnh lý này cũng rất dễ tái phát lại nếu gặp điều kiện thuận lợi. Do vậy, người bệnh cần chủ động phòng ngừa bệnh lý bằng các biện pháp như:

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ mỗi ngày. Đặc biệt là trước và sau khi quan hệ, những ngày nguyệt san.
  • Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp, tránh những sản phẩm chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Không nên nhịn tiểu vì điều này sẽ khiến các vi khuẩn có hại tích tụ lại rồi sinh bệnh.
  • Thường xuyên uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình loại bỏ vi khuẩn gây bệnh qua đường nước tiểu.
  • Xây dựng chế độ với các thực phẩm mát, có lợi. Tránh sử dụng đồ ăn có tính cay nóng, nhiều dầu mỡ,….

Lời kết

Viêm âm đạo gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng tới sinh hoạt, đời sống và sức khỏe. Tuy nhiên, nếu lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và chăm sóc đúng cách thì hoàn toàn có thể đẩy lùi chứng bệnh. Điều quan trọng cần sớm nhận biết bệnh từ đó chữa trị kịp thời.

RELATED ARTICLES

Bật mí 13 cách làm chủ cuộc chơi khiến chồng yêu say đắm

Để luôn làm chủ cuộc chơi cũng như giữ lửa tình yêu. Ngoài tình yêu giữa 2 người thì kỹ năng yêu cũng là...

Cách chữa quan hệ bị đau rát không ra nước cho cả nam và nữ

Quan hệ bị đau rát có thể coi là tình trạng phổ biến mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải. Khi mắc phải tình...

7 cách tự làm chất bôi trơn tại nhà khi không có Gel

Nhu cầu chăn gối là nhu cầu thiết yếu của tất cả các cặp đôi, nhưng chuyện này không phải lúc nào cũng suôn...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Top 8 thực phẩm tăng ham muốn ở phụ nữ bền bỉ

Giảm ham muốn ở nữ giới có liên quan mật thiết tới chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vậy phụ nữ ăn...

Giải đáp: Người bị thoát vị đĩa đệm nên quan hệ như thế nào để an toàn

Nhiều người trở nên lo ngại về vấn đề quan hệ tình dục khi bị thoát vị đĩa đệm, khiến họ lạnh nhạt với...

Cơ thể nam và nữ sẽ thay đổi thế nào qua từng giai đoạn “yêu”

Trong khi quan hệ tình dục, có thể bạn không nghĩ cảm giác cực khoái đó là do các mạch máu giãn nở làm...

Bật mí 13 cách làm chủ cuộc chơi khiến chồng yêu say đắm

Để luôn làm chủ cuộc chơi cũng như giữ lửa tình yêu. Ngoài tình yêu giữa 2 người thì kỹ năng yêu cũng là...

Recent Comments