Thứ năm, Tháng mười hai 5, 2024
Home Sức Khỏe Chu kỳ kinh nguyệt cần biết và những kiến thức bạn cần...

Chu kỳ kinh nguyệt cần biết và những kiến thức bạn cần biết

Là phụ nữ hiện đại bạn đã hiểu rõ thế nào là chu kỳ kinh nguyệt cũng như những kiến thức chung về hiện tượng này hay chưa? Cùng Golden Choice theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu thêm về cơ thể và chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn nhé.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt là sự lặp đi lặp lại của kinh nguyệt từ tháng này tới tháng kế tiếp. Thời gian của một chu kỳ được tính từ ngày đầu xuất hiện của tháng này tới ngày đầu xuất hiện của tháng kế tiếp. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là từ 28-30 ngày. 

Trong một chu kỳ cơ thể sẽ diễn ra những hoạt động gồm: 

  • Hành kinh
  • Phát triển nang trứng
  • Làm dày nội mạc tử cung
  • Rụng trứng
  • Thoái hóa nội mạc trứng.

Chu kì kinh nguyệt là gì?
Chu kì kinh nguyệt là gì?

Ở mỗi phụ nữ, thời gian của chu kỳ kinh nguyệt là không giống nhau, muốn biết chính xác thì chúng ta cần phải quan sát nhiều tháng mới có thể tính được. Có một số phụ nữ, chu kỳ kinh kéo dài từ 40-45 ngày gọi là kinh thưa. Còn số khác chỉ dưới 21 ngày gọi là mau kinh. Thời gian hành kinh thường từ 3-4 ngày và tối đa không quá 7 ngày. Nếu thời gian hành kinh dài hơn 7 ngày là hiện tượng rong kinh. Hiện tượng này xuất hiện do tâm sinh lý, sinh hoạt hoặc do các bệnh phụ khoa gây ra.

Dấu hiệu của kinh nguyệt

Dấu hiệu của kinh nguyệt rất rõ ràng. Chị em phụ nữ sẽ thấy đau tức ngực, bầu ngực căng tròn hơn so với bình thường. Gần sát kì kinh hơn thì có dấu hiệu đau lưng, trướng bụng nhẹ, mệt mỏi,…

Có nhiều người đến tháng có cảm giác đau bụng, đau thắt lưng trong những ngày đầu. Có những chị em bị đau bụng dữ dội, ra mồ hôi, mặt mày tím tái hoặc nôn mửa, tiêu chảy. Đây là hiện tượng thống kinh, chị em nên đi khám để biết được nguyên nhân vì rất có thể bản thân đang bị nhiễm bệnh phụ khoa khá nguy hiểm.

Chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Vì vậy các chị em hãy chăm sóc, chiều chuộng bản thân khi “nàng dâu” ghé thăm. Nếu có hiện tượng bất thường hãy đến các cơ sở y tế để khám chữa. 

Chuẩn bị gì cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Tuổi dậy thì là khi bạn bắt đầu có kinh nguyệt lần đầu, thông thường là từ 9 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, kinh nguyệt có thể bắt đầu sớm hay muộn là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, tâm lý, môi trường sống…Vẫn có một số trường hợp các bé gái có thể có kinh nguyệt sớm trước 9 tuổi hoặc muộn sau 15 tuổi. Trong trường hợp này, các phụ huynh hãy đưa con đi khám để đảm bảo sức khỏe cho bé.

Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính hiện nay được rất nhiều phụ huynh và trường học phổ cập tới học sinh. Vì thế các bạn đã có sẵn tâm lý và kiến thức biết về hiện tượng sẽ xảy ra ở tuổi dậy thì. Hãy thật thoải mái đón nhận hiện tượng sinh lý đặc trưng ở cơ thể nhé. Sẽ có những triệu chứng làm bạn bối rối, khó chịu nhưng sẽ dần quen khi hiện tượng này xuất hiện hàng tháng. Để tâm lý thoải mái, vận động nhẹ nhàng kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đặc biệt hãy tránh xa các chất kích thích như rượu bia…hoặc cafein.

Nên giáo dục trẻ về chu kì kinh nguyệt từ sớm
Nên giáo dục trẻ về chu kì kinh nguyệt từ sớm

Khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, bạn hãy đánh dấu ngày xuất hiện và ngày kết thúc. Hãy Theo dõi liên tiếp như vậy trong những tháng sau để dễ dàng dự đoán ngày có kinh tiếp theo và phát hiện những bất thường xảy ra.

Một yếu tố mà các bạn gái cần quan tâm đó chính là lựa chọn băng vệ sinh phù hợp. Sau 4-6 tiếng, bạn gái cần thay băng vệ sinh và vệ sinh vùng dưới sạch sẽ. Vệ sinh tay thật sạch trước khi vệ sinh vùng kín. Khi vệ sinh vùng kín không nên thọc quá sâu hay xịt nước trực tiếp. Bạn có thể rửa bằng nước ấm để bảo vệ vùng kín của mình khỏi vi khuẩn.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Có 2 cách tính chu kỳ kinh nguyệt phổ biến hiện nay là: dựa theo thời gian và dựa theo các dấu hiệu.

  • Dựa vào thời gian. Cách tính này khá đơn giản và được nhiều chị em áp dụng, giúp chủ động trong công việc và sinh hoạt. Tuy nhiên mỗi chu kì sẽ có sự thay đổi, chênh lệch một đến hai ngày. Cho nên chị em cần lưu ý chuẩn bị băng vệ sinh để sử dụng. Sự thay đổi này do chế độ ăn uống, sinh hoạt và tâm lí,…
  • Dựa vào các dấu hiệu: Khi sắp tới kỳ kinh nguyệt thì cơ thể các chị em sẽ xuất hiện một số dấu hiệu khá đặc trưng. Nó tùy theo cơ địa của từng người mà có cấp độ khác nhau. Cách tính này khá chính xác, giúp chị em chủ động hơn, nhưng nhiều khi chị em dễ dàng bỏ qua vì nghĩ đó là do làm việc mệt mỏi, cơ thể căng thẳng…. Các dấu hiệu thường gặp là: đau bụng, đau lưng, dịch tiết âm đạo. Ngoài ra thì chị em cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: đau đầu, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, tâm lý bất ổn…

Chu kỳ kinh nguyệt như thế nào là bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 28- 30 ngày, được tính từ ngày bắt đầu ra máu cho đến ngày ra máu của tháng tiếp theo. Một chu kỳ ngắn lặp lại đều đặn không dưới  21 ngày hoặc không quá 35 ngày cũng được coi là bình thường. Thời gian của một lần hành kinh thường là từ 3-5 ngày và không quá 7-10 ngày.

Khi cơ thể mệt mỏi, căng thẳng …thì chu kỳ có thể thay đổi, bị trì hoãn thậm chí là lỡ một chu kỳ. Nếu chu kì của bạn trên 40 ngày mà không mang thai thì nên gặp bác sĩ ngay. 

Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Một chu kỳ hành kinh, chúng ta đều nghĩ rằng mất nhiều máu nhưng thực tế lượng máu ra chỉ khoảng 50 đến 80 ml. Còn lại là các nội mạc, chất nhờn và một số chất khác. Nếu phải thay băng vệ sinh vào nửa đêm hoặc có cục máu đông quá lớn (có thể bằng quả bóng golf hoặc lớn hơn ), thì là bất thường.

Các cục máu đông nhỏ xuất hiện vào ngày đầu và thứ hai thì là hiện tượng bình thường. Ngày đầu tiên thường ra nhiều máu hơn các ngày khác. Nên thay băng vệ sinh thường xuyên để tránh dẫn đến các bệnh phụ khoa khác.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Tùy theo cơ địa mỗi người mà thời gian hành kinh thường khác nhau từ 3-4 ngày, cũng có thể từ 5-7 ngày. Kinh nguyệt trên 7 ngày thì là rong kinh. Đây là hiện tượng bất thường mà nhiều chị em gặp phải. Nguyên nhân đến từ rất nhiều phía, chủ yếu do nội tiết tố của cơ thể. Nhưng nhiều người bị ảnh hưởng do căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ,… 

Có nhiều tình trạng kinh nguyệt bất thường
Có nhiều tình trạng kinh nguyệt bất thường

Hiện tượng rong kinh kéo dài trên 15 ngày sẽ trở thành rong huyết.  Và đây là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Hãy đến các cơ sở y tế để khám chữa tìm ra nguyên nhân để điều trị.

Ngoài ra, còn một số hiện tượng bất thường khác như: cường kinh, thiểu kinh. Cường kinh là tình trạng lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài nhiều ngày. Cơ thể bạn sẽ mệt mỏi do mất nhiều máu. Thiểu kinh là tình trạng số lượng máu kinh ra ít và không kéo dài, thường ra kinh 1-2 ngày.

Kinh nguyệt không đều là bệnh mang tính lâu dài và khó chữa. Có nhiều người giảm thiểu bệnh bằng điều trị nội tiết tố bên trong cơ thể bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện thể dục thể thao, dùng thuốc tránh thai hàng ngày,….

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là mong muốn của các chị em phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng có một chu kỳ kinh bình thường. Vì vậy, chị em hãy theo dõi biểu hiện của chu kỳ hàng tháng. 

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments