Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Mẹo dân gian này giúp người bệnh giảm ngứa, cải thiện triệu chứng tại nhà, ngừa viêm và phòng bệnh tái phát. Bài thuốc có ưu điểm an toàn, ít gây tác dụng phụ, tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả còn phụ thuộc nhiều yếu tố.
Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không tốt không?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị viêm da cơ địa, trong đó mẹo dân gian được ưa chuộng do có thể điều trị lâu dài, ít tác dụng phụ và an toàn cho người bệnh. Trong các mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà quen thuộc, cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không thông dụng và được nhiều người đánh giá cao.
Theo Đông y, lá trầu có vị cay, tính ấm, mùi thơm rất đặc trưng. Nhờ dược tính cay ấm và sát khuẩn tốt mà dược liệu này thường được dùng trong các bài thuốc ngâm rửa, sát trùng ngoài da như nổi mề đay, dị ứng, mẩn ngứa, viêm da cơ địa,…
Theo các nghiên cứu y học hiện đại, trong thành phần lá trầu không có chứa một số hoạt chất như Chavicol, Hydroxychavicol, Diastase, Betel Phenol, Estragol,… Chúng đều là những hoạt chất chống oxy hóa, kháng khuẩn tự nhiên tốt. Đặc biệt, đem lại hiệu quả cao trong tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh viêm nhiễm ngoài da.
Lưu ý:
Nhờ những dược tính trên mà từ xa xưa ông cha ta đã sử dụng lá trầu không điều trị các bệnh viêm da. Trong đó, phổ biến nhất là viêm da cơ địa giúp giảm ngứa, tiêu viêm, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu hoàn toàn lành tính, an toàn và phù hợp với hầu hết đối tượng bệnh.
Gợi ý 8 cách dùng lá trầu không trị viêm da cơ địa
Có nhiều cách sử dụng lá trầu không hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa tại nhà như chà xát, bôi, uống, tắm, ngâm rửa,… Mỗi bài thuốc có quy trình thực hiện và hàm lượng riêng nên cần chú ý thực hiện đúng cách, đúng liều lượng. Dưới đây là 8 cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không hiệu quả nhất người bệnh có thể áp dụng:
1. Chà lá trầu không lên da
Không chà xát trực tiếp lên vùng da bị bệnh cho tác dụng nhanh chóng. Do các hoạt chất của lá trầu không có thể thẩm thấu nhanh vào các tế bào. Từ đó, cải thiện tức thì các triệu chứng. Người bệnh có thể sử dụng cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không này ngay tại nhà theo hướng dẫn sau:
Chuẩn bị: Khoảng 20gr lá trầu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu không rồi cho vào dung dịch nước muối loãng để ngâm trong khoảng 15 phút.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da cần điều trị bằng nước ấm, vò nát lá trầu rồi chà xát nhẹ lên da.
- Sau khi chà xát khoảng 10 phút thì rửa lại với nước sạch, lau da bằng khăn mềm rồi thoa kem dưỡng ẩm lên da.
- Khi thực hiện người bệnh cần làm nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương vùng da bị bệnh.
2. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không kết hợp với gừng
Gừng là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của gia đình Việt và cũng là vị thuốc có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng. Sự kết hợp giữa lá trầu và gừng tươi sẽ tăng hiệu quả loại bỏ triệu chứng bệnh viêm da cơ địa.
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu, 1 củ gừng tươi.
Cách thực hiện:
- Gừng rửa sạch cắt nhỏ, lá trầu rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra vò nát.
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào nấu chung với 3 lít nước, chờ sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
- Cho nước ra chậu, thêm ít nước lạnh cho nguội để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị bệnh.
3. Kết hợp lá trầu không với lá khế
Theo y học cổ truyền, lá khế có tính mát, vị hơi chát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tân sinh, chữa các chứng phong nhiệt. Do lá trầu không có vị cay nồng và tính nóng nên vẫn có thể gây ra một số kích ứng nhẹ trên da. Do vậy, để cải thiện tình trạng này người ta thường kết hợp lá trầu không với lá khế. Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không kết hợp với lá khế giúp nâng cao hiệu quả điều trị được thực hiện như sau:
Chuẩn bị: Lá trầu không, lá khế với tỷ lệ 1:1.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, sau đó ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết các tạp chất.
- Vò nát lá khế và lá trầu rồi cho vào nồi nấu cùng 3 lít nước, đun sôi trong thời gian 15 phút.
- Đổ nồi nước ra chậu, hoà thêm nước mát đến khi thấy âm ấm là được.
- Dùng nước này để tắm, hoặc để nước nguội bớt không cần pha thêm nước rồi dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Với phần bã có thể dùng chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương.
- Người bệnh thực hiện thường xuyên cách này, mỗi ngày 1 lần sẽ được cải thiện bệnh nhanh chóng.
4. Nấu nước lá trầu không uống trị bệnh
Mẹo dùng lá trầu không nấu nước uống có cách làm đơn giản nhưng vẫn đảm bảo công hiệu, cải thiện tốt các triệu chứng. Cách này không mất nhiều thời gian để thực hiện, bạn có thể nấu sẵn để mang theo đi làm uống hàng ngày.
Chuẩn bị: Lá trầu với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu rồi ngâm trong nước muối loãng với thời gian 15 phút.
- Vò nát lá trầu hoặc thái nhỏ đều được, sau đó cho vào ấm hãm cùng 500ml nước sôi trong thời gian 20 phút.
- Dùng nước này uống làm nhiều lần trong ngày, kiên trì thực hiện để các triệu chứng được cải thiện tốt.
5. Điều trị viêm da cơ địa bằng lá trầu không và bồ kết
Quả bồ kết thường được biết đến với cách dùng nấu nước để gội đầu, làm mượt tóc, giúp tóc chắc khỏe. Ít ai biết rằng bồ kết cũng là một loại dược liệu có thể dùng chữa các bệnh da liễu. Trong thành phần của bồ kết có chứa hoạt chất saponin dồi dào, công dụng kháng viêm và kiểm soát nhanh cơn ngứa do bệnh gây ra.
Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không tươi, 10 quả bồ kết.
Cách thực hiện:
- Làm sạch kỹ lá trầu, cho vào ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Rửa bồ kết với nước, sau đó vớt lá trầu ra cho vào nồi nấu chung hỗn hợp với 4 lít nước.
- Đun nồi nước này trong 30 phút, đổ nước ra chậu, pha thêm nước mát vào để tắm.
- Người bệnh áp dụng bài thuốc này liên tục hàng tuần sẽ thấy bệnh cải thiện theo hướng tốt hơn.
6. Tắm nước lá trầu không chữa viêm da cơ địa
Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không dùng để nấu nước tắm giúp cải thiện các tổn thương ngoài da. Mẹo dân gian này phù hợp áp dụng trong trường hợp tổn thương xuất hiện. Đặc biệt là diện tích lớn hoặc có nhiều vùng da bị viêm trên cơ thể.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu không, hoà một chậu nước muối loãng cho lá trầu vào ngâm trong thời gian 15 phút.
- Đun một nồi nước sôi khoảng 3 lít nước, sau đó chó lá trầu vào nấu thêm 10 phút.
- Đổ nước ra chậu, hoà thêm nước mát đến nhiệt độ thích hợp dùng tắm toàn bộ cơ thể.
- Lưu ý không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi có thể gây ra hiện tượng kích ứng da, khiến tổn thương ngứa ngáy dữ dội hơn.
7. Bài thuốc ngâm nước lá trầu
Cách sử dụng ngâm rửa bằng nước lá trầu đơn giản nhưng lại mang đến hiệu quả cao. Phương pháp này vừa giúp bạn loại bỏ tế bào chết, giúp da mềm mại, tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời còn giúp ngăn chặn tình trạng viêm da cơ địa bội nhiễm.
Chuẩn bị: Khoảng 5 hoặc 7 lá trầu không.
Cách thực hiện:
- Rửa lá trầu với nước sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút.
- Đun sôi nồi nước khoảng 2 lít, lá trầu vò nhẹ rồi cho vào đun thêm 10 phút thì tắt bếp.
- Cho nồi nước ra chậu, để nguội rồi dùng ngâm rửa vùng da bị bệnh.
- Thực hiện bài thuốc ngâm rửa này mỗi ngày một lần vào buổi tối. Nó giúp giảm cơn ngứa và khiến người bệnh ngủ ngon giấc hơn.
8. Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không và muối biển
Muối biển có tính chất sát trùng, kháng khuẩn và chứa hàm lượng lớn khoáng chất. Điển hình như kẽm, mangan, kali, magie,… Những hoạt chất này có công dụng tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đồng thời, chúng còn có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Từ đó, bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh truyền nhiễm khác. Với cách dùng lá trầu không chữa viêm da cơ địa kết hợp với muối biển sẽ nâng cao đáng kể hiệu quả chữa bệnh.
Chuẩn bị: 3 đến 5 lá trầu không, muối biển.
Cách thực hiện:
- Làm sạch lá trầu rồi ngâm trong dung dịch nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Thái nhỏ lá trầu, cho vào cối giã nát để lấy nước cốt.
- Hoà hỗn hợp nước cốt lá trầu, 100ml nước, một ít muối biển rồi khuấy đều.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, dùng bông gòn thấm đều hỗn hợp thoa lên da. Để yên trong 5 phút rồi thoa thêm 2 đến 3 lớp.
- Giữ nguyên dung dịch này trên da trong 15 phút rồi rửa lại với nước sạch.