Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024
Home Sức Khỏe Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Vị Trí Đau Và Điều...

Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Vị Trí Đau Và Điều Cần Biết

Đau bụng kinh là gì? Đây triệu chứng có thể xảy ra ở phụ nữ thuộc mọi độ tuổi khác nhau. Đây là tình trạng xuất hiện các cơn đau co thắt như chuột rút tại vùng bụng dưới do cơ chế sinh lý bên trong cơ thể. Các cơn đau nhức thường diễn ra ngắn dài hay nặng nhẹ còn tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân của từng trường hợp cụ thể. Dưới đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng kinh chị em có thể tham khảo.

Đau bụng kinh khiến chị em cảm thấy rất khó chịu và chất lượng cuộc sống bị suy giảm
Đau bụng kinh khiến chị em cảm thấy rất khó chịu và chất lượng cuộc sống bị suy giảm

Đau bụng kinh là gì? Đau ở vị trí nào?

Kinh nguyệt là một hiện tượng tự nhiên ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản và chúng xảy ra định kỳ hàng tháng để chuẩn bị cho việc thụ thai bên trong cơ thể. Đau bụng kinh nguyệt có thể hiểu là chứng thống kinh ở phụ nữ, đây là tình trạng xuất hiện các cơn đau co thắt liên hồi ở vùng bụng dưới vào những ngày hành kinh. Để giải thích nguyên nhân gây đau bụng kinh thì bạn phải hiểu được cơ chế của một chu kỳ kinh nguyệt.

Ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ hình thành một lớp niêm mạch mô máu mỏng để chuẩn bị đón nhận trứng từ buồng trứng rụng xuống. Nếu trứng này được thụ tinh và phát triển thành bào thai thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xảy ra.

Các dạng đau bụng kinh và nguyên nhân

Đau bụng kinh được y khoa chia thành 2 dạng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xảy ra vào trước khi có kinh nguyệt do hàm lượng prostaglandins trong niêm mạc tử cung tăng cao, sau đó cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm vào những ngày tiếp theo.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Đây là tình trạng đau bụng kinh xuất phát từ những rối loạn bên trong hệ thống sinh sản. Chúng thường xuất hiện khá muộn và theo thời gian thì tình trạng đau sẽ trở nên ngày càng nghiêm trọng.

Vị trí đau bụng kinh:

Đau bụng kinh thường khởi phát ở vùng dưới, sau đó chúng nhanh chóng lan rộng sang các cơ quan xung quanh như vùng chậu, lưng dưới, đùi trong,…

Cơn đau bụng kinh thường khởi phát ở vùng bụng dưới, sau đó chúng lan rộng ra xung quanh
Cơn đau bụng kinh thường khởi phát ở vùng bụng dưới, sau đó chúng lan rộng ra xung quanh

Đau bụng kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng kinh là hiện tượng khá bình thường ở phụ nữ, chúng thường xuất hiện ở những trẻ mới dậy thì hoặc phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Chuyên gia cho biết, đây là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể. Nếu cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ và đúng vào thời kỳ hành kinh hay còn gọi là đau bụng kinh nguyên phát thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến chị em cảm thấy khá khó chịu và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn có thể cải thiện bằng cách điều chỉnh lại chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt của bản thân.

Còn nếu xuất hiện các cơn đau giống như đau bụng kinh nhưng không xảy ra vào thời kỳ hành kinh, cơn đau ở mức độ nghiêm trọng thậm chí là gây hôn mê thì đây là điều hết sức đáng lo ngại mà chị em không nên chủ quan. Nếu tình trạng này xuất hiện nhiều lần như vậy thì rất có thể là đau bụng kinh thứ phát do bệnh lý phụ khoa gây ra như lạc nội mạc tử cung, u nang buồng trứng,… Lúc này, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám, xác định chính xác bệnh lý và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng kinh, bạn cần phải nắm rõ những nguyên nhân này để có biện pháp phòng ngừa cũng như khắc phục hiệu quả nhất. Những nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp nhất là:

  • Dị tật bẩm sinh: Những chị em sinh ra đã có tử cung ngả về phía sau hoặc phía trước sẽ khiến cho quá trình lưu thông bên trong cơ thể bị ảnh hưởng và hình thành nên những cơn đau bụng vào kỳ hành kinh.
  • Di truyền: Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, những bà mẹ trước đây từng bị cơn đau bụng kinh hành hạ thì sinh con ra sẽ có nguy cơ bị đau bụng kinh là rất cao.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội thường gặp nhất
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng kinh dữ dội thường gặp nhất
  • Do bệnh phụ khoa: Đau bụng kinh cũng có thể xảy ra khi chị em mắc một số bệnh ký phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu, u nang buồng trứng, u nang cơ tử cung,…
  • Môi trường: Môi trường cũng là một trong những yếu tố có thể kích hoạt các cơn đau bụng kinh xuất hiện. Những chị em sống trong môi trường bị ô nhiễm nặng nề thường có sức khỏe khá kém và có nguy cơ bị đau bụng kinh nhiều hơn những người khác.

Dấu hiệu nhận biết đau bụng kinh

Chuyên gia cho biết, triệu chứng đau bụng kinh thường sẽ có sự khác nhau ở những đối tượng khác nhau, tùy thuộc vào yếu tố cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, hầu hết khi đau bụng kinh các chị em đều phải đối mặt với các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện cơn đau nhói, quặn thắt hoặc đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Theo thời gian cơn đau này sẽ nhanh chóng lan rộng ra vùng xương mu, xương đùi và bẹn trong.
  • Cơn đau thường xảy ra nghiêm trọng vào 24 giờ đầu tiên khi hành kinh. Đau kéo dài từ 2 – 3 ngày sau đó giảm dần.
  • Trong máu kinh có xuất hiện các cục máu đông, cảm thấy nặng bụng dưới và đầy bụng.
  • Cơ thể mệt mỏi, toát hết mồ hôi, tay chân bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, nôn và buồn nôn
  • Ngực có dấu hiệu căng tức và hơi đau ở đầu ngực. Xuất hiện các cơn đau nhức ở lưng và đầu.
  • Nổi nhiều mụn ở mặt và lưng, tâm trạng thay đổi thất thường, dễ cáu gắt và nổi nóng.
  • Đau bụng kinh thứ phát sẽ kèm theo tình trạng kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, khí hư có mùi hôi, đau khi quan hệ, xuất huyết âm đạo,…

Các cách chẩn đoán đau bụng kinh là gì?

Khi bị đau bụng kinh nghiêm trọng, các chị em nên thăm khám bác sĩ. Điều đó giúp tìm ra nguyên nhân và can thiệp phù hợp. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi thăm bạn về tiền sử bệnh trước đó, kiểm tra các triệu chứng lâm sàng và thực hiện khám phụ khoa.

Thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và bệnh lý liên quan
Thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân gây đau bụng kinh và bệnh lý liên quan

Việc tiến hành kiểm tra cơ quan sinh sản sẽ giúp bác sĩ quan sát được. Nếu nghi ngờ bạn bị đau bụng kinh do một số rối loạn gây ra thì sẽ được chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm sau đây:

  • Siêu âm
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,…)
  • Nội soi ổ bụng

Dựa vào các kiểm tra ở trên bác sĩ sẽ chẩn đoán được chính xác nguyên nhân. Từ đó mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp. Từ đó, giúp mang lại hiệu quả tốt nhất khi chữa bệnh

Phương pháp chữa đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh có nhiều mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ điều trị phù hợp nhất. Thông thường, những trường hợp đau bụng kinh thứ phát sẽ được tiến hành điều trị chuyên khoa. Còn những trường hợp đau bụng nguyên phát thì bạn có thể tiến hành cải thiện tại nhà. Bạn có thể tham khảo các mẹo dân gian hoặc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.

Điều trị theo y học hiện đại

Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả thu được để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Chữa đau bụng kinh trong y học hiện đại là dùng thuốc Tây y. Còn những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng hơn thì cần phải tiến hành can thiệp ngoại khoa bằng phương pháp phẫu thuật.

+ Dùng thuốc Tây y

Thông thường, những trường hợp bị đau bụng kinh nặng sẽ bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y nhằm giảm đau. Từ đó, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn. Một số loại thuốc Tây thường được sử dụng để điều trị đau bụng kinh là:

Chữa đau bụng kinh bằng cách sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa
Chữa đau bụng kinh bằng cách sử dụng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa

  • Thuốc giảm đau thông thường paracetamol: có thể sử dụng tại nhà cho những trường hợp đau nhẹ.
  • Thuốc chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, acid mefenamic,… giúp giảm đau và co thắt ở tử cung. Tuy nhiên, loại thuốc này lại chống chỉ định cho những người mắc bệnh lý về dạ dày, thận, gan,…
  • Thuốc tránh thai: Thuốc có tác dụng làm mỏng lớp niêm mạc tử cung và giảm nồng độ prostaglandin trong máu, từ đó cơn co thắt sẽ giảm và tránh được các cơn đau nghiêm trọng. Bạn có thể dùng thuốc dưới dạng tiêm, dán trên da hoặc đặt âm đạo.

Bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thêm một số loại thuốc chuyên khoa để điều trị. Nó giúp cải thiện tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Bạn có thể cải thiện bằng các mẹo dân gian. Các mẹo này rất dễ thực hiện tại nhà và an toàn đối với sức khỏe. Nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Dưới đây là một số mẹo dân gian chữa đau bụng kinh tại nhà và cách thực hiện chị em có thể tham khảo:

+ Đắp gừng tươi: Gừng tươi là dược liệu có tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kích thích tuần hoàn máu bên trong cơ thể, điều hòa kinh nguyệt và đẩy lùi tình trạng đau bụng kinh một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 củ gừng tươi đem đi rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Đem gừng tươi đi giã nát, cho miếng khăn mỏng sạch bọc lại. Sau đóm rồi dùng để đặt lên vùng bụng dưới.
  • Để yên như vậy khoảng 5 – 7 phút cơn đau sẽ dần thuyên giảm. Bạn có thể áp dụng cách này nhiều lần trong ngày mỗi khi cơn đau trở nên nghiêm trọng.

    Cải thiện tình trạng đau bụng kinh tại nhà bằng cách đắp gừng tươi lên vùng bụng dưới
    Cải thiện tình trạng đau bụng kinh tại nhà bằng cách đắp gừng tươi lên vùng bụng dưới

+ Ăn trứng gà và ngải cứu: Ngải cứu là vị thuốc dân gian được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là chứng đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ. Bạn có thể hấp với trứng và sử dụng để ăn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi đem đi rửa sạch sẽ bụi bẩn. Sau đó vớt ra để cho ráo nước. Dùng dao thái nhỏ ngải cứu rồi trộn chung với một ít mật ong và 2 lòng đỏ trứng gà.
  • Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy cho chín rồi sử dụng để ăn ngay khi còn nóng. Nêu sử dụng món ăn này vào những ngày đang hành kinh. Nó có thể mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

+ Uống mật ong: Mật ong chứa rất nhiều hoạt chất có khả năng chống viêm mạnh mẽ vì thế chúng có khả năng giảm đau rất tốt.

  • Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất pha cùng với 1 cốc nước ấm hoặc một ly sữa ấm rồi sử dụng để uống ngay sau đó.
  • Nên áp dụng cách này vào buổi sáng của mỗi ngày hành kinh. Từ đó, có thể mang lại hiệu quả giảm đau bụng kinh tốt nhất.

Một số lưu ý khi bị đau bụng kinh là gì?

Để tránh cho các cơn đau bụng kinh trở nên nghiêm trọng. Đồng thời tạo thành nỗi ám ảnh thì khi tới kỳ hành kinh chị em cần phải lưu ý một số điều dưới đây:

  • Bạn có thể sử dụng biện pháp nhiệt trị liệu giúp cải thiện tình trạng đau bụng âm ỉ. Do hành kinh gây ra như chườm ấm, ngâm mình trong bồn tắm bằng nước ấm,…

Có các biện pháp giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh vào những ngày đang hành kinh
Có các biện pháp giữ ấm cơ thể để tránh bị nhiễm lạnh vào những ngày đang hành kinh
  • Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần để tránh gây viêm nhiễm vùng kín. Nó gây ra các bệnh lý phụ khoa.
  • Tốt nhất, bạn nên uống nước ấm và nói không với nước lạnh, nước đá.
  • Chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để bồi bổ cho thể vào những ngày hành kinh.
  • Tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm khiến tình trạng đau trở nên tồi tệ hơn.
  • Thực hiện vận động nhẹ nhàng trong kỳ kinh nguyệt giúp quá trình lưu thông máu diễn ra bên trong cơ thể tốt hơn như tập yoga, đi bộ,…
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần giúp kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh sản. Đặc biệt, sớm phát hiện các bệnh lý để tiến hành điều trị đúng cách.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng đau bụng kinh được chúng tôi tổng hợp được. Chị em có thể tham khảo để hiểu rõ hơn và có các biện pháp khắc phục hợp lý. Đau bụng kinh cũng có thể là dấu hiệu của nhiều căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Khi gặp phải tình trạng này bạn không được chủ quan mà hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám. Xác định nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách.

RELATED ARTICLES

Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là hiện tượng khá phổ biến mà chị em gặp phải. Điều này không gây...

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng tinh dầu hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo từ lâu đã được biết đến là một sản phẩm làm đẹp và giúp giảm thiểu các triệu chứng...

Những nguyên nhân làm thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng

Theo lý thuyết, tác dụng tránh thai của thuốc tránh thai hàng ngày lên đến 99,7 %. Tuy nhiên, theo thống kê được công...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Cách cải thiện rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai

Rối loạn kinh nguyệt sau khi uống thuốc tránh thai là hiện tượng khá phổ biến mà chị em gặp phải. Điều này không gây...

Cách chữa rối loạn kinh nguyệt bằng tinh dầu hoa anh thảo

Tinh dầu hoa anh thảo từ lâu đã được biết đến là một sản phẩm làm đẹp và giúp giảm thiểu các triệu chứng...

Những nguyên nhân làm thuốc tránh thai hàng ngày mất tác dụng

Theo lý thuyết, tác dụng tránh thai của thuốc tránh thai hàng ngày lên đến 99,7 %. Tuy nhiên, theo thống kê được công...

Thuốc tránh thai nào dành cho phụ nữ đang cho con bú an toàn nhất?

Sau khi sinh con có những chị em chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại đã lại dính bầu. Vậy có cách nào để...

Recent Comments