Thứ Hai, Tháng 3 24, 2025
Home Sức Khỏe Phụ nữ trong thời gian có kinh được phép hiến máu...

[ Giải đáp ] Phụ nữ trong thời gian có kinh được phép hiến máu không?

Một trong số câu hỏi được hỏi nhiều nhất hiện này chính là ”nữ giới đang có kinh nguyệt hiến máu được không? ” Và cả Hiến máu có làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay không và mỗi lần nên hiến bao nhiêu máu? Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết tìm hiểu dưới đây nhé!

Nghĩa cử của hiến máu nhân đạo

Hiến máu – Việc làm ý nghĩa, mang đến lợi ích lớn cho cộng động
Hiến máu – Việc làm ý nghĩa, mang đến lợi ích lớn cho cộng động

Hiến máu được xem là một trong những nghĩa cử cao đẹp và đáng trân quý của người tình nguyện, bởi máu là loại chế phẩm sinh học không thể tổng hợp được vì vậy để phục vụ cho công tác cứu chữa bệnh nhân ung thư máu và bệnh nhân cần máu. Khi hiến máu các thành phần được sử dụng chủ yếu là hồng cầu của con người. Thông thường, tế bào hồng cầu có thời gian sống là 90 ngày sau đó sẽ được tiêu hủy  hoàn toàn và thay thế vị trí bằng những tế bào hồng cầu mới.

Nói một  cách khác, sau khi hiến máu, cơ thể hầu như không bị ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí còn có lợi cho chu kỳ sinh lý của máu ở mỗi người chúng ta. Ngoài ra, thì lượng máu hiến tặng có thể mang đến hy vọng cứu chữa rất lớn đến cho bệnh nhân cần đến nó, nhất là những bệnh nhân thuộc máu hiếm như máu O

Đang kỳ hành kinh có nên hiến máu được không?

Yêu cầu chủ yếu đối với người hiến tặng máu nhân đạo

Người vừa khỏi bệnh không nên hiến máu
Người vừa khỏi bệnh không nên hiến máu

Người vừa khỏi bệnh không nên hiến máu

Có thể nói, tuy hiến máu là hành động tốt và đáng được ca ngợi nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện mà cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các yêu cầu chung để đảm bảo lợi ích của người cho lẫn người nhận. Cụ thể, một số yêu cầu chung cho người hiến máu bao gồm như sau:

  • Người hiến máu cần nằm trong độ tuổi trung bình từ 18 đến 60, trong đó ở nữ giới cần đạt cân nặng tối thiểu 42kg và ở nam giới là 45kg trở lên
  • Người hiến máu cần có sức khỏe đầy đủ và hoàn toàn không mắc các bệnh mạn tính, cấp tính và có chỉ số huyết áp, nhịp tim bình thường và ổn định
  • Khi hiến máu cần đảm bảo tinh thần tỉnh táo, tiếp xúc tốt với tất cả mọi người xung quanh
  • Đối với trường hợp đang hoặc vừa kết thúc kỳ hành kinh nên tránh hiến máu nhân đạo khoảng sau đó 1 tuần
  • Người vừa khỏi bệnh hoặc vừa được tiêm vắc xin phòng bệnh thì  cần tối thiểu 4 tuần sau đó mới được phép hiến máu nhân đạo
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, người bị rong kinh, đa kinh, mắc bệnh lý huyết áp, tiểu đường, đang ngộ độc,…không được phép hiến máu nhân đạo dưới bất kỳ lý do gì, để đảm bảo sức khỏe cá nhân và cả người được nhận máu

Người đang có kinh nguyệt hiến máu được không?

Như vậy, trong thời gian có kinh nguyệt thông thường nữ giới hoàn toàn không nên hiến máu bởi lượng máu kinh đã khiến cơ thể hao hụt đi một lượng máu khá lớn trong quá trình rụng trứng. Hiến máu trong thời gian này khiến lượng máu mới không được kịp thời tái tạo sẽ dẫn tới tình trạng tụt huyết áp đột ngột, suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng. Việc hiến tặng được khuyên nên thực hiện sau đó 1 tuần lễ hoặc 10 ngày là thích hợp nhất.

Hiến máu nhân đạo có hại cho sức khỏe không?

Người có kinh nguyệt hiến máu được không?
Người có kinh nguyệt hiến máu được không?

Thông thường với một lượng máu hiến tặng sẽ có quy định riêng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mỗi người, sinh lý và cân nặng của người được lấy máu để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe chung của tất cả người dân. Lấy ví dụ khi lượng máu chứa trong cơ thể người 45kg là 4,5 lít (tương ứng 10%), khi đó lượng máu hiến tặng chỉ được lấy 400ml tương ứng (9ml/kg) so với tổng lượng máu người hiến tặng.

Đối với tình trạng người mới hồi phục sau bệnh thì cần tránh hiến máu trong 4 tuần sau đó, với  phụ nữ đang mang thai tốt hơn hết không được hiến máu trong thời gian chưa sinh nở, đề kháng của cơ thể sẽ không đủ để cung cấp cho việc tái tạo,… Chính vì thế, chúng ta có thể thấy rằng việc hiến máu hầu như sẽ không có hại cho người hiến tặng trái lại còn kèm theo nhiều lợi ích được trình bày ở phần tiếp theo.

Lợi ích có được từ việc hiến máu nhân đạo là gì?

Kích thích quá trình tạo ra hồng cầu mới cho cơ thể

Sau khi hiến tặng, để bù đắp cho lượng máu bị thiếu hụt trong cơ thể, hệ thống xương tủy sẽ được kích thích quá trình sản sinh ra nhiều tế bào máu mới. Nói như vậy, khi chúng ta  hiến máu chính là cơ hội để làm trẻ hóa và thanh lọc một lượng hồng cầu trong cơ thể từ đó giúp quá trình lưu thông máu trở nên thuận lợi hơn.

Quá trình này, đối với phụ nữ trong giai đoạn sinh sản hoàn toàn  không quá cần thiết. Bởi họ thường xuyên thay máu vào ngày hành kinh hàng tháng trước khi cấn thai. Tuy nhiên, đối với nam giới, nữ giới mãn kinh lại là một việc làm rất có ích để giúp làm mới máu bên trong cơ thể một cách có hiệu quả nhất.

Thải lượng sắt thừa bên trong cơ thể

Hiến máu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe
Hiến máu mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Cơ thể chúng ta thường gặp phải tình trạng thừa sắt và do sắt sẽ được tái sử dụng sau khi tế bào hồng cầu cũ bị tiêu hủy đi. Bên cạnh đó, thực phẩm hàng ngày lại khiến lượng sắt liên tục được bổ sung và lại càng tăng thêm nhiều hơn. Đây là điều hoàn toàn không có lợi cho các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, thậm chí dễ dẫn tới nhiều bệnh lý khác mà khôn lường trước được nguyên do. Do đó, hiến máu là cơ hội rất tốt để đào thải bớt lượng sắt ra khỏi cơ thể, giảm lượng sắt tồn không có lợi cho cơ thể ra bên ngoài mà lại còn giúp ích được cho cộng đồng.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Bên cạnh lợi ích đối với cơ thể, hành động hiến máu này  còn giúp người hiến tặng có cơ hội được kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe, hoàn toàn miễn phí khi tham gia chuyến nguyên góp nhân đạo này. Các bệnh lý thông thường sẽ hầu hết sẽ được phát giác ngay tức khắc giúp tăng cao hiệu quả chủ động điều trị bệnh mà bạn sớm đã không hề biết. Đặc biệt, thông qua việc hiến máu, người hiến tặng cũng xác định được nhóm máu của bản thân, phát hiện những bất thường trong máu để điều trị kịp thời

Mọi đơn vị máu trước khi được sử dụng phải được xét nghiệm xác định nhóm máu và các bệnh lý truyền nhiễm thông thường. Nếu  bạn phát hiện thấy bất thường, túi máu đó sẽ bị loại ra khỏi quá trình tiếp nhận hiến tặng. Các kết quả của những xét nghiệm này sẽ hoàn toàn được thông báo với người hiến máu.

Kết luận

Nói tóm lại, khi nữ giới đang trong giai đoạn có kinh nguyệt hiến máu được không? có lẽ bạn cũng đã biết được phần nào. Nữ giới được khuyến cáo chỉ nên hiến máu sau thời gian hành kinh ít nhất một tuần để cơ thể khôi phục lại tình trạng bình thường của cơ thể, khi đó mới đủ khả năng hiến máu nhân đạo. Đồng thời lượng máu hiến cần phải dựa trên tình hình sức khỏe và chiều cao cùng cân nặng hiện tại. Tốt hơn hết, nên đến các trung tâm chuyên nghiệp để   dễ dàng được tư vấn thực hiện việc hiến tặng an toàn.

 

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments