Thứ ba, Tháng mười 15, 2024
Home Blog Giải mã chứng đau đầu do stress và cách khắc phục hiệu...

Giải mã chứng đau đầu do stress và cách khắc phục hiệu quả

Đau đầu do stress là một trong những dạng đau đầu phổ biến nhất mà mọi người có thể mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta chưa thể định nghĩa chính xác về căn bệnh này. Cho đến hiện tại, stress dường như nằm trong danh sách các căn bệnh phổ thông, nhưng việc gặp quá nhiều căng thẳng trong cuộc sống dễ dàng dẫn đến những thay đổi tiêu cực đối với sức khỏe

Chứng đau đầu thông thường gây ra khi mức độ căng thẳng tăng lên, nhưng đau đầu do stress có thể là tín hiệu cho thấy những bất ổn đang xảy ra bên trong cơ thể. Bài viết này tổng hợp những điều bạn cần biết về chứng đau đầu do căng thẳng, cũng như phương pháp giúp giảm đau khi căn bệnh này “ghé thăm”.

Giải mã chứng đau đầu do stress
Giải mã chứng đau đầu do stress

Đau đầu do stress là gì?

Dựa trên tiêu chuẩn của Phân loại quốc tế về Rối loạn đau đầu (International Classification of Headache Disorders – ICHD3), đau đầu do stress (đau đầu do căng thẳng) không được liệt kê như một hình thức của đau đầu nói chung, nhưng được định nghĩa chính xác hơn là một dạng căng thẳng thần kinh.

Theo nhà thần kinh học Ellen Drexler, đau đầu do căng thẳng không diễn ra tình trạng đau nửa đầu, mà chủ yếu xuất hiện hai bên đầu. Cảm giác gây ra bởi chứng đau đầu do căng thẳng giống như bị đau do áp lực, nhưng không gồm những triệu chứng đau nửa đầu thông thường như buồn nôn, nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng hay trở nặng khi chuyển động. Áp lực lớn nhất xảy ra ở vùng phía trước đầu và mức độ tăng dần từ nhẹ đến trung bình.

Đau đầu do stress là gì?
Đau đầu do stress là gì?

Theo dữ liệu MedlinePlus từ Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ (US National Library of Medicine’s Medline database), đau đầu do căng thẳng là loại đau đầu phổ biến nhất, được mô tả là cảm giác đau hoặc khó chịu ở đầu, da đầu hoặc cổ, có liên quan đến tình trạng căng cơ.

Đau đầu do stress đang ảnh hưởng đến gần 70% dân số, kéo dài từ 30 phút đến 72 giờ. Susan Broner, trợ lý giáo sư khoa thần kinh lâm sàng tại Đại học Y khoa Weill Cornell (Well Cornell Medical College), cho biết, để chẩn đoán chính xác nhất tình trạng đau đầu do căng thẳng, cần phải dựa trên tất cả lịch sử cơn đau cũng như triệu chứng của chúng.

Căng thẳng hiển nhiên là yếu tố cốt lõi hàng đầu trong việc kích hoạt các cơn đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng. Theo lý thuyết, khi con người biểu hiện tình trạng căng thẳng, những thay đổi sinh lý cũng từ đó bắt đầu xảy ra.

Sự gia tăng mức độ cortisol cũng như phản ứng “chiến đấu” trong cơ thể tạo ra những cơn đau nửa đầu hoặc đau đầu do căng thẳng. Bên cạnh stress, còn có nhiều tác nhân khác gây ra chứng đau đầu do stress, chẳng hạn sử dụng thức uống có cồn, caffeine, bệnh (cảm lạnh, cảm cúm…), vấn đề về răng miệng, căng mắt, hút thuốc quá đà, mệt mỏi do làm việc quá sức…

Làm thế nào điều trị? Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thời gian kéo dài của những cơn đau mà nó có thể tự biến mất nếu cơ thể được kịp thời tách khỏi nguyên nhân gây ra căng thẳng. Nằm nghỉ ngơi, thiền hoặc tập yoga nhẹ nhàng đều là những phương pháp tuyệt vời giúp bạn cải thiện chứng đau đầu tại nhà.

Nếu cơn đau quá khó chịu, bạn có thể điều trị bằng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, bác sĩ Broner khuyến cáo nên cẩn thận với số lần sử dụng thuốc bởi vì nếu sử dụng nhiều hơn lần một tuần, đó có thể là dấu hiệu cho thấy tần suất đau đầu không giảm đi mà còn ngày một tăng lên. Bạn cần lập tức liên hệ với bác sĩ để tìm hiểu tất cả nguyên nhân có thể gây ra đau đầu và phương pháp điều trị thích hợp.

Làm thế nào điều trị? Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Làm thế nào điều trị? Khi nào bạn nên gặp bác sĩ?

Tiến sĩ Wexler cũng khuyên rằng, nếu đang ở độ tuổi trên 50 và thường gặp tình trạng đau đầu, tốt nhất bạn nên gặp ngay bác sĩ thần kinh hoặc chuyên gia về chứng đau đầu. Đó có thể là tín hiệu cho thấy tình trạng sức khỏe khác nghiêm trọng hơn đang xảy ra.

Một số dấu hiệu cảnh báo cần được chú ý bao gồm những cơn đau liên tục trở nên tồi tệ hơn hoặc thường xuyên hơn theo thời gian, kèm theo bất kỳ tình trạng thần kinh nào như song thị, tê, ngứa ran, liệt, mất thị lực hoặc sốt. Với cuộc sống bộn bề như hiện nay, đau đầu do căng thẳng là điều không xa lạ. Tuy nhiên, tiến sĩ Broner khuyến khích không nên để chúng trở thành một phần trong cuộc sống mà phải có sự điều chỉnh thích hợp.

Đó là khoảng thời gian rất khủng khiếp và khó khăn với nhiều người, nhưng hãy luôn nhớ đối xử tốt với bản thân và cố gắng thư giãn ngay cả khi bạn đang trong tình trạng căng thẳng. Nếu stress cản trở giấc ngủ và tâm trạng của bạn, hãy tìm đến các chuyên gia nhờ giúp đỡ để có biện pháp đối phó kịp thời.

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments