Huyết trắng màu nâu xuất hiện liên tục nhiều ngày khiến chị em hoang mang, lo lắng. Chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm.
Huyết trắng có màu nâu là bị gì?
Huyết trắng màu nâu có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Qua thăm khám lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra nguyên nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Ván đề được các chị em quan tâm là vì sao huyết trắng màu nâu? Màu sắc của huyết trắng được quyết định trực tiếp bởi nồng độ hormone. Do đó, người bị rối loạn nội tiết dễ dàng gặp phải tình trạng này.Mặt khác, tổn thương tại cơ quan sinh dục có thể gây chảy máu làm biến đổi màu của huyết trắng. Một số nguyên nhân khiến huyết trắng màu nâu không mùi gồm:
Huyết trắng có màu nâu
Huyết trắng có màu nâu
Huyết trắng có màu nâu – Do mang thai hoặc sảy thai
Sau khoảng 7 – 14 ngày quan hệ tình dục, trứng được thụ tinh di chuyển về phía tử cung để làm tổ. Quá trình này làm bong tách một phần niêm mạc gây chảy máu màu hồng nhạt hoặc nâu. Nó thường kéo dài từ 1 – 2 ngày nên chị em cần chú ý phát hiện sớm để có chế độ dinh dưỡng phù hợp.Mặt khác, ra còn là triệu chứng xuất hiện ở đa số phụ nữ bị sảy thai. Bên cạnh việc thay đổi màu khí hư, chị em có thể bị đau bụng dữ dội, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu,….
Do viêm âm đạo
Âm đạo có thể bị tổn thương do: quan hệ tình dục, thụt rửa mạnh, sử dụng chất tẩy rửa không phù hợp,…. Tại vị trí tổn thương, vùng kín bị chảy máu gây ra tình trạng huyết trắng màu nâu không mùi.Tình trạng này thường kéo theo cảm giác đau rát khi quan hệ hoặc đi tiểu. Ngoài việc đổi màu khí hư, người viêm âm đạo còn cảm thấy ngứa ngáy, đau rát vùng kín, đi kèm huyết trắng có mùi hôi.
Do viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu được xác định khi xuất hiện viêm nhiễm tại: buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung. Tùy theo mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng huyết trắng màu nâu, xanh hoặc trắng đục. Nếu chị em không phát hiện và điều trị bệnh sớm, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.
Do polyp hoặc u trong tử cung
Các khối polyp hoặc u xơ, nhân xơ trong tử cung dễ dàng bị tổn thương và chảy máu. Máu hòa lẫn với dịch tiết âm đạo gây hiện tượng. Ngoài ra, bệnh có thể phát sinh triệu chứng như: đau bụng dưới, ra máu ngoài chu kỳ, tiểu rát, rối loạn kinh nguyệt,…
Bệnh lý tại buồng trứng
Tình trạng huyết trắng màu nâu cũng phổ biến ở những chị em mắc các bệnh về buồng trứng như: u nang buồng trứng, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng… Những bệnh lý này ảnh hưởng đến hoạt động nội tiết tại buồng trứng và gây biến đổi màu, mùi của huyết trắng.Bệnh thường được biểu hiện bởi các triệu chứng:
- Rối loạn kinh nguyệt
- Đau bụng dưới rốn, đau thắt lưng, đùi
- Tăng cân bất thường
- Lông tóc phát triển
- Đau khi quan hệ tình dục..
Do chu kỳ kinh nguyệt
Hiện tượng huyết trắng màu nâu có thể là dấu hiệu thông báo chu kỳ kinh nguyệt sắp xảy ra. Nguyên nhân là do sự tăng cường nồng độ estrogen và niêm mạc tử cung phát triển.Ngoài ra, nhiều chị em cũng thấy huyết trắng màu nâu xuất hiện sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Đây là kết quả của hoạt động co bóp tử cung để “tống” sạch lượng máu kinh còn sót lại sau mỗi chu kỳ. Máu kinh còn lại trộn lẫn cùng dịch tiết âm đạo có màu nâu.
Do rối loạn nội tiết
Nội tiết là yếu tố tác động trực tiếp đến màu sắc và mùi của huyết trắng. Do đó, chị em bị rối loạn nội tiết có thể gặp phải tình trạng huyết trắng màu nâu nhạt, đậm khác nhau.Một số nguyên nhân gây rối loạn nội tiết thường gặp như:
- Sử dụng liệu pháp hormone như: thuốc tránh thai, đặt vòng, que tránh thai, thuốc nội tiết,…
- Chuyển tiếp giai đoạn sinh sinh lý: dậy thì, tiền mãn kinh, sau sinh….
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài.
- Mất cân bằng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng
Có thể thấy, huyết trắng màu nâu cảnh báo nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau. Để biết chính xác nguyên nhân và tránh biến chứng nguy hiểm, bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám.
Ra huyết trắng màu nâu đỏ có nguy hiểm không?
Huyết trắng màu nâu đỏ do lượng máu trong trong dịch tiết ra nhiều hơn bình thường. Tình trạng này đe dọa tới sức khỏe của chị em như:
- Suy nhược cơ thể
- Tinh thần mệt mỏi, ăn uống kém
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm khả năng thụ thai
- Tăng khả năng sinh non, thai lưu khi mang thai
Dưới những tác động nguy hiểm trên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh cần thăm khám sớm để phát hiện và điều trị kịp thời trước khi gặp biến chứng nguy hiểm.Trường hợp bà bầu ra huyết trắng màu nâu cần ngay lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra để nắm bắt tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Ra huyết trắng màu nâu phải làm sao?
Tình trạng huyết trắng màu nâu khiến chị em đối diện với nhiều nguy cơ. Tuy nhiên, người bệnh không nên vì nóng vội điều trị dẫn đến áp dụng sai phương pháp.Theo các chuyên gia, khi gặp phải hiện tượng màu nâu nhạt hay nâu đỏ, chị em cần bình tĩnh và thực hiện các việc dưới đây
Thăm khám phụ khoa
Đây là bước quan trọng để bác sĩ xác định nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, chị em cần thăm khám theo 2 bước:

- Bước 1: Khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ quan sát và trực tiếp hỏi triệu chứng chị em gặp phải. Sau đó, họ tiếp tục tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của cơ quan sinh dục nếu cần thiết.
- Bước 2: Khám cận lâm sàng. Sau bước khám lâm sàng, bác sĩ đã cơ bản xác định được tình trạng của người bệnh và chỉ định thực hiện các xét nghiệm. Sau bước này, vấn đề và nguyên nhân gây bệnh sẽ được xác định chính xác.
Các biện pháp điều trị
Phác đồ điều trị huyết trắng màu nâu có thể thực hiện đơn độc hoặc phối hợp đồng thời nhiều phương pháp gồm: Đông y, tây y và mẹo dân gian.
Điều trị bằng Đông y
Trong Đông y được gọi là xích đới. Bệnh có thể xuất hiện do nguyên nhân từ bên trong (nội nhân) và bên ngoài cơ thể (ngoại nhân)
- Nội nhân: Do khí huyết suy giảm dẫn đến thiếu sinh khí, rối loạn chức năng tạng phủ, suy giảm miễn dịch.
- Ngoại nhân: Tác động ngoại lai như vi khuẩn, vi rút, nấm,…

Chị em sẽ được kê đơn cắt thuốc phù hợp sau khi thăm khám. Các bài thuốc Đông y thường có tác dụng bồi bổ giúp cơ thể khỏe lên từ bên trong và tăng cường đào thải yếu tố có tính độc.
Đông y sử dụng thảo dược trong điều trị và tác động từ từ nên an toàn và ít tác dụng phụ. Bên cạnh đó, thuốc giúp tác động từ gốc nên cho hiệu quả bền vững, ít tái phát trở lại.
Nhược điểm của phương pháp này là tác dụng chậm, cần điều trị trong thời gian dài. Ngoài ra, quá trình chế biến và sử dụng thuốc phức tạp gây khó khăn cho người bận rộn.
Người bệnh cần cân nhắc ưu – nhược điểm của phương pháp này và xem xét khả năng đáp ứng của mình. Việc điều trị chỉ đạt hiệu quả khi người bệnh tuân thủ đúng chỉ định thầy thuốc đưa ra.