Isoflavones là một trong những hoạt chất có tác động lớn tới sức khỏe sắc đẹp phụ nữ, đặc biệt là nội tiết tố bên trong cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm chính xác về hoạt chất này cũng như cách sử dụng chúng ra sao. Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về Isoflavone.
Isoflavones là gì?
Isoflavones là một dạng estrogen có nguồn gốc từ thực vật và tìm thấy chủ yếu trong cây họ đậu. Hoạt chất Isoflavone còn được biết đến là một nhóm chất phytoestrogen (bên cạnh lignan và coumestan) đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, đặc biệt là sức khỏe sắc đẹp phụ nữ.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng isoflavones dồi dào nhất là ở trong mầm đậu nành. Vì thế, các chuyên gia bác sĩ khuyến khích các chị em nên ăn nhiều đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành để cân bằng nội tiết tố nữ hằng ngày cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng của Isoflavones
Mọi người vẫn thường nhắc tới Isoflavone là một “thần dược”, vì sao vậy? Thực tế cho thấy, hoạt chất này có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, sắc đẹp phụ nữ là không tưởng. Cụ thể như sau:
Định hình vóc dáng quyến rũ
Có thể nói, bất kỳ chị em nào đều quan tâm đến vóc dáng của mình và chăm chỉ luyện tập hằng ngày để tìm kiếm điều đó. Vậy, Isoflavones chắc chắn là một hoạt chất không thể thiếu góp phần xây dựng, định hình vóc dáng quyến rũ cho các chị em phụ nữ.
Hiểu rõ hơn là khi lượng estrogen trong cơ thể phụ nữ thiếu hụt hoặc vượt quá mức cho phép thì đều ảnh hưởng đến vấn đề sắc đẹp trong đó có vóc dáng. Từ đây, nhiệm vụ của isoflavones là cân bằng lượng estrogen trong cơ thể, điều chỉnh quá trình chuyển hóa chất béo, đồng thời giảm lượng mỡ thừa được tích tụ và lấy lại vóc dáng quyến rũ cho chị em phụ nữ.
Chống lão hóa da
Ngoài việc cân bằng estrogen trong cơ thể, Isoflavones có trong đậu nành còn giúp bảo vệ cho lớp collagen của da, giúp cho làn da luôn tươi trẻ, khỏe mạnh. Đồng thời, Isoflavones còn có tác dụng tăng đàn hồi da, giảm nếp nhăn, nám sạm, chống lão hóa giúp chị em giữ mãi nét đẹp thanh xuân.
Phòng tránh bệnh ung thư
Isoflavone trong đậu nành có tác dụng quan trọng với sức khỏe như tăng nội tiết tố nữ, ức chế và giúp ngăn ngừa nhiều tế bào ung thư, điển hình như ung thư vú, ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý khác liên quan đến sinh lý phái nữ… Đặc biệt hơn nữa, Isoflavones còn giúp các chị em trong việc điều hòa hệ thần kinh, giảm triệu chứng trầm cảm sau khi sinh.
Hệ xương chắc khỏe mỗi ngày
Đối với cấu trúc xương trong cơ thể thì Isoflavones sẽ giúp làm tăng mật độ của khoáng xương. Bên cạnh đó, hoạt chất này còn hỗ trợ bổ sung lượng canxi cần thiết, làm giảm nguy cơ bị mắc bệnh loãng xương, đau nhức đốt sống. Đặc biệt, đối với phụ nữ mãn kinh, tiền mãn kinh thường xuyên gặp phải tình trạng các bệnh về xương khớp thì nên bổ sung lượng Isoflavones cần thiết cho cơ thể.
Tăng cường sinh lý nữ
Đối với sinh lý phái nữ, tình trạng khô âm đạo và mất cân bằng hormone là một nguyên nhân khiến cho sinh hoạt lứa đôi gặp nhiều rào cản. Chính vì vậy, khi cung cấp đủ lượng Isoflavone cho cơ thể sẽ có tác dụng tăng tiết dịch nhờn ở âm đạo, cải thiện tình trạng khô âm đạo và mất cân bằng hoocmon, giúp tăng cường sinh lý phái nữ.
Giảm thiểu các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố
Isoflavones có tác dụng vô cùng hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng do sự thiếu hụt nội tiết tố gây ra. Cụ thể là chứng bốc hỏa, đổ mồ về đêm, căng thẳng, mệt mỏi, hay cáu gắt, mất ngủ dài ngày…
Giảm nguy cơ mắc bệnh lý về tim mạch
Khi tình trạng rối loạn Lipid máu ở người mãn kinh, tiền mãn kinh diễn ra sẽ khiến lượng Cholesterol trong cơ thể có xu hướng tăng cao, dẫn đến các bệnh lý không mong muốn về tim mạch. Tuy nhiên, nếu các chị em có sử dụng Isoflavones cho cơ thể với tỉ lệ vừa phải từ sớm sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý trên.
Isoflavones có trong những loại thực phẩm nào?
Có thể nói, isoflavone có rất nhiều trong các loại rau quả, thực vật. Các chị em có thể tham khảo một số thực phẩm có chứa Isoflavone để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Đậu nành
Loại thực phẩm phổ biến chứa nhiều isoflavone chính là đậu nành. Đậu nành có thể được chế biến thành nhiều dạng khác nhau như mầm đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành, đậu nành non, lên men,… Tỷ lệ Isoflavones có trong đậu nành khá lớn, khoảng 102mg isoflavones/10g đậu nành nguyên chất. Đặc biệt hơn là hoạt chất này có trong mầm đậu nành có tác dụng khá lớn đang được sử dụng làm các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp phụ nữ.
Cỏ linh lăng
Cỏ linh lăng được sử dụng khá nhiều trong các loại thực phẩm, nước uống như một bài thuốc bổ ích vì chứa nhiều hàm lượng vitamin như A, B, D, E, K cũng như lượng protein khá cao, có lợi cho sức khỏe của người sử dụng. Đặc biệt, lượng isoflavones có trong linh lăng không hề thấp nên loại cỏ này được ưa dùng và phổ biến trên toàn thế giới.
Đậu Edamame
Khác với đậu nành thường, đậu Edamame có màu xanh lá cây hay còn được gọi là đậu nành non, đậu nành thực vật. Hàm lượng vitamin cũng như Isoflavones chứa trong Edamame khá cao. Vì thế, các chị em nên bổ sung loại đậu này trong các bữa ăn hằng ngày một cách phù hợp, vừa đủ để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Hỗn hợp Miso
Tại Việt Nam, Miso là cái tên còn khá xa lạ. Nhưng tại Nhật Bản thì Miso là một loại thực phẩm truyền thống được chế biến rộng rãi và trở thành món ăn văn hóa thân thuộc. Để có thể chế biến một cốc Miso có chứa khoảng 118mg Isoflavones, người ta sẽ nấu chín lên men hỗn hợp gồm: mầm đậu nành, lá mạch, muối ở dạng đặc. Đặc biệt, có thể sử dụng Miso thành một món ăn kèm hàng ngày với các loại trái cây, cơm, bánh mì,…
Rễ Kudzu
Được biết đến là một loại “sắn dây” Nhật Bản, rễ Kudzu được sử dụng làm bài thuốc y học chuyên chữa trị các chứng bệnh đái tháo đường, sởi, cảm lạnh, các chứng bệnh liên quan đến hệ thần kinh,… Hàm lượng dinh dưỡng chứa trong rễ Kudzu khá cao, gồm nhiều thành phần như protein, cua metro, genistein và đặc biệt là hàm lượng isoflavones,…
Bổ sung Isoflavon cho cơ thể bằng cách nào?
Có thể thấy, isoflavone đóng vai trò rất quan trọng trong việc chăm sóc sắc đẹp phụ nữ. Vậy có những cách nào có thể bổ sung Isoflavone cho cơ thể?
Hiện nay, Isoflavone có trong các chế phẩm khác nhau gồm: mầm đậu nành tươi, bột mầm đậu nành và tinh chất mầm đậu nành. Hàm lượng Isoflavone trong mỗi chế phẩm trên là hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là:
Trong mầm đậu nành tươi (hay còn gọi là giá đậu nành) thì hàm lượng Isoflavone rất nhỏ và hầu như không đáng kể. Cách đưa Isoflavone vào cơ thể khá đơn giản là qua việc ăn uống trực tiếp hằng ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng mầm đậu nành tươi là vị ngang, tanh nồng khá khó ăn. Không những thế, Isoflavone trong mầm đậu nành tươi rất dễ bị biến chất trong quá trình chế biến thức ăn như xào, nấu, hấp… Vì vậy, các chị em nên cân nhắc sử dụng mầm đậu nành tươi như một món ăn hằng ngày và không quá kỳ vọng vào việc bổ sung hoạt chất Isoflavone cho cơ thể.
Bột mầm đậu nành chứa hàm lượng Isoflavone cũng khá thấp khoảng 0,1 – 0,2%. Mầm đậu nành ở dạng bột thường được dùng pha với nước để uống như một loại bột ngũ cốc. Uống bột mầm đậu nành có vị hơi tanh, cảm giác đầy bụng có thể xảy ra. Hơn nữa, nếu các chị em dùng trên 3 cốc/ngày còn khiến rơi vào trạng thái lạnh bụng, rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, sắc diện của phụ nữ.
So với các loại bổ sung mầm khác thì tinh chất mầm đậu nành chứa hàm lượng isoflavone cao nhất. Đây là dạng bào chế tốt nhất của mầm đậu nành có tác dụng hiệu quả trong việc bổ sung và cân bằng nội tiết tố nữ Estrogen. Với công nghệ bào chế hiện đại hiện nay thì mầm đậu nành đã được cô đặc và chiết tách để lấy ra các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Trong đó chủ yếu là hoạt chất Isoflavone nhằm đảm bảo chất lượng và tăng khả năng hấp thu vào cơ thể. Đặc biệt, tinh chất mầm đậu nành được đóng gói dạng viên nang rất dễ sử dụng, hấp thụ nhanh vào cơ thể, khá tiện lợi khi các chị em đi ra ngoài. Vì vậy, đây thực sự là cách bổ sung Isoflavone hiệu quả nhất và phù hợp với lối sống hiện đại nhất.
Lưu ý khi bổ sung Isoflavone để đạt hiệu quả cao nhất
Có thể thấy, uống mầm đậu nành có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe và sắc đẹp phụ nữ. Tuy nhiên, các chị em phụ nữ cần phải lưu ý một vài điều sau để hiệu quả sử dụng được cao nhất:
Khi lựa chọn các loại thực phẩm có chứa Isoflavone cho bữa ăn gia đình, các chị em cần chọn nguyên liệu nguyên chất, tươi mới, không bị trộn lẫn những chất hóa học có hại cho sức khỏe.
Để tăng hiệu quả sử dụng, các chị em có thể kết hợp isoflavone với các loại thoại dược khác như collagen, vitamin E, nhân sâm, lô hội,…
Đối với Isoflavone dạng thuốc uống, cần tìm hiểu kỹ và lựa chọn cơ sở sản xuất, cung cấp uy tín, đạt chất lượng, đầy đủ giấy tờ hoạt động kinh doanh.
Trên đây là những thông tin bổ ích về nguồn gốc, tác dụng cách bổ sung Isoflavones cho cơ thể và những lưu ý quan trọng. Hy vọng, bạn đọc sẽ có thể áp dụng những điều trên vào cuộc sống hàng ngày một cách hợp lý để có thể bảo vệ được sức khỏe và sắc đẹp, đặc biệt đối với chị em phụ nữ trong thời kỳ hiện đại ngày nay.