Chủ Nhật, Tháng Năm 28, 2023
Home Sức Khỏe Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu...

Nấm âm đạo khi mang thai nguy hiểm không? Nguyên nhân, dấu hiệu

Nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng bệnh lý khiến không ít mẹ bầu hoang mang và lo sợ. Bởi lẽ các bệnh trong thai kỳ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn gây tác động xấu đến thai nhi. Hiểu được nỗi lo lắng này, bài viết hôm nay của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này để có hướng điều trị an toàn nhất.

Nấm âm đạo khi mang thai là gì? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Có khoảng 20 – 30% phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm âm đạo, phổ biến nhất là ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.

Nấm âm đạo vốn dĩ là một bệnh lý phụ khoa phổ biến, có tới 75% phụ nữ sẽ mắc phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Nguyên nhân gây nấm âm đạo thường là do mất cân bằng trong môi trường axit âm đạo và nấm men gây ra.

Nấm âm đạo cực kỳ phổ biến trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ
Nấm âm đạo cực kỳ phổ biến trong giai đoạn thai kỳ của phụ nữ

Nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi không là nỗi băn khoăn của bất cứ chị em nào. Hiểu được những lo lắng này, nữ bác sĩ cũng đã phân tích rõ 2 hướng tác động của nấm âm đạo tới cả mẹ và thai nhi:

Ảnh hưởng đến thai nhi:

– Trường hợp nhiễm nấm âm đạo không được kiểm soát. Khi chuyển dạ sinh con theo ngả âm đạo, nấm có thể lan sang mắt, mũi và miệng trẻ. Điều này dễ khiến bé bị mắc các bệnh da liễu và hô hấp, phổ biến nhất là tưa miệng. Do đó thai phụ bị nấm âm đạo thường có nguy cơ phải sinh mổ rất cao.

– Trẻ dễ bị sinh non do nấm âm đạo phát triển quá nhanh gây viêm màng ối, thậm chí là vỡ ối.

Ảnh hưởng đến thai phụ:

– Tình trạng nấm kéo dài cùng với những thay đổi hóa học trong âm đạo khi mang thai khiến mẹ phải đối mặt với những cơn ngứa ngáy, đau đớn rất khó chịu.

– Nhiễm nấm âm đạo trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm tử cung,…. Từ đó gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

Nguyên nhân hình thành nấm đạo khi mang thai

Để lý giải tại sao nhiễm nấm thường gặp hơn trong thời kỳ mang thai, bác sĩ Ngô Thị Hằng đã chỉ ra những nhóm nguyên nhân điển hình sau đây:

– Nội tiết tố thay đổi được nhận định là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nấm âm đạo khi mang thai. Lượng estrogen tăng cao làm âm đạo tiết ra nhiều glycogen – tác nhân kích thích nấm men phát triển và dễ dàng bám vào thành âm đạo.

– Trong giai đoạn mang thai, độ pH âm đạo sẽ mất cân bằng hệ vi sinh, tính kiềm trội hơn tính axit. Đây là môi trường thuận lợi để các loại nấm men sinh sôi và tấn công. Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu, khi cơ thể bắt đầu có nhiều chuyển biến. Đây sẽ là thời gian dễ nhiễm nấm phụ khoa nhất.

– Dịch tiết âm đạo nhiều và vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt. Đây là thay đổi đặc trưng nhất của phụ nữ mang thai. Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, nấm sẽ sinh sôi với số lượng lớn. Từ đó, gây nhiều triệu chứng khó chịu.

– Bệnh lý tiểu đường thai kỳ không kiểm soát được cũng là nguyên nhân dẫn đến nấm phụ khoa. Do đó chị em cần cảnh giác, thay đổi thói quen ăn ngọt để tránh nguy cơ mắc bệnh.

– Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ suy giảm đáng kể. Đây là yếu tố cơ hội cho nấm âm đạo lây lan rộng, gây viêm nhiễm âm đạo nghiêm trọng.

Triệu chứng nấm âm đạo mẹ bầu chớ chủ quan

Như đã nói ở trên, nấm âm đạo gây ra triệu chứng vô cùng khó chịu. Những bất tiện trong cuộc sống của mẹ bầu. Nhưng dấu hiệu cần biết:

– Khí hư trắng đục: Khi mang thai, âm đạo phụ nữ tiết dịch nhiều khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm ướt. Trong trường hợp bị nấm âm đạo, dịch tiết ra càng nhiều hơn. Đặc biệt, màu trắng đục bất thường, dạng bột. Tình trạng này gây ngứa ngáy vùng kín kéo dài cho chị em.

– Ngứa ngáy vùng kín: Đây là triệu chứng điển hình nhất. Cơn ngứa sẽ càng dữ dội hơn âm đạo tiết khí hư ào ạt. Nếu không sớm điều trị sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

– Châm chích, nóng ran âm đạo: Nấm âm đạo khi mang thai là nguyên nhân gây ngứa ngáy kèm theo cảm giác đau rát, châm chích nhẹ bên trong âm đạo. Một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng. Chị em có thể bị sưng đỏ môi âm hộ, âm đạo, đi tiểu bị rát nhẹ.

Ngứa ngáy, nóng rát là triệu chứng điển hình của nấm âm đạo khi mang thai
Ngứa ngáy, nóng rát là triệu chứng điển hình của nấm âm đạo khi mang thai

Lời kết

Trên đây là những biểu hiện đặc trưng chứng tỏ bạn đã bị nhiễm nấm âm đạo. Bệnh lý này đặc biệt nguy hiểm trong thời gian mang thai. Nên chị em cần chủ động liên hệ tới các bác sĩ sản. Việc thăm khám kịp thời sẽ tránh gây biến chứng cho sức khỏe của cả mẹ và bé.

RELATED ARTICLES

Cách phòng tránh tác dụng phụ của thuốc kích dục nam

Các thông tin quảng cáo thường phóng đại những lợi ích tuyệt vời khiến bạn quên để ý các tác dụng phụ của thuốc...

Nhiễm Trichomonas – Nguyên nhân và cách điều trị

Khoảng 70% người nhiễm bệnh không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Khi nhiễm trichomonas gây ra các triệu chứng, chúng...

Herpes môi có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

Herpes môi (mụn rộp môi hay mụn nước ở môi) là bệnh nhiễm trùng do virus herpes simplex gây ra. Bệnh thường gây đau...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Ngạc nhiên với khả năng thăng hoa trong chuyện ấy nhờ tập yoga

Nhờ tác dụng tăng cường sự dẻo dai và thư giãn toàn thân, các bài tập yoga có thể giúp bạn cải thiện chuyện...

Bật mí các bí quyết quan hệ phù hợp với người bị đau đầu gối

Những cơn đau đầu gối có thể khiến những phút giây vốn nóng bỏng bỗng trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Thế nhưng, nếu...

Những lợi ích mà xem phim khiêu dâm mang lại cho nam giới?

Phim khiêu dâm (phim sex) có sức hấp dẫn lớn với phái mạnh vì nhiều lý do. Bài viết này sẽ giải thích rõ...

Bí quyết nói chuyện khi yêu giúp cuộc yêu dễ thăng hoa

Những lời nói đúng lúc đúng chỗ có thể giúp cho chuyện chăn gối thêm thăng hoa. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn...

Recent Comments