Sau khi sinh con, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi, về cả ngoại hình, nội tiết tố, tâm lý,… Nhất là khi bạn nuôi con bằng sữa mẹ, hormone prolactin tăng cao để kích thích tiết sữa mẹ, gây ảnh hưởng đến chu kỳ hoạt động của buồng trứng, khiến kinh ra ít hơn. Ngoài ra kinh nguyệt ra ít sau sinh còn do nhiều lý do như căng thẳng, thức đêm, ăn uống không đầy đủ,… Bài viết dưới đây Golden Choice sẽ phân tích kỹ hơn về tình trạng kinh ít sau sinh, hãy cùng theo dõi ngay nhé.
1. Thời điểm có kinh sau khi sinh
Nếu như mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thì sẽ có kinh muộn hơn bình thường, khoảng từ 7 – 8 tháng sau sinh. Nhưng rất khó để xác định chính xác thời điểm nào kỳ kinh sẽ bắt đầu sau khi sinh và đang cho con bú. Có trường hợp có kinh sau 2 – 3 tháng đầu tiên, nhưng cũng có người phải mất khoảng 8 – 10 tháng thì kinh nguyệt mới trở lại. Hiện tượng này không có gì là bất thường và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người nên chị em không cần quá lo lắng.
Thường thì kinh sẽ trở lại khi bé bắt đầu ngủ lâu hơn vào ban đêm hoặc bắt đầu ăn dặm, bú mẹ ít hơn. Bởi vì khi bé ăn dặm, tần suất bú mẹ ít hơn, lượng sữa mẹ cung cấp giảm, hormone prolactin tiết ra cũng giảm đi. Đây là một tín hiệu cho thấy kinh nguyệt của chị em sẽ “xuất hiện”.
Nếu như bạn thấy bị chảy máu vài ngày sau đó lại ngưng thì cũng hoàn toàn bình thường. Còn nếu như không cho con bú thì bạn sẽ có kinh sớm nhất là sau 12 tuần.
2. Sau sinh kinh nguyệt ra ít hơn có sao không?
Lượng máu kinh nhiều hay ít liên quan đến độ dày mỏng của thành tử cung trong cơ thể mẹ. Nếu thành tử cung mỏng thì máu kinh ra sẽ ít, còn nếu thành tử cung dày thì sẽ ra nhiều hơn. Nhưng sau sinh kinh nguyệt ra ít hơn thì cũng là điều hết sức bình thường. Dễ hiểu hơn là phụ nữ sau sinh bị rối loạn chu kỳ kinh, khiến kinh ra ít, không theo quy luật trước đó.
Nguyên nhân máu kinh ra ít có thể là do:
Cho con bú
Việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ gây ức chế đến quá trình trứng rụng, trì hoãn thời gian có kinh. Mặt khác khi con bú nội tiết tố trong cơ thể mẹ cũng thay đổi. Vì cơ thể tiết ra nhiều prolactin nên tác động đến hoạt động của hệ thống hạ đồi, tuyến yên cũng như buồng trứng. Cho nên ngay sau khi thấy một vài chu kỳ kinh rồi thì việc máu kinh ít, không đều thì cũng không cần quá lo lắng. Thậm chí bạn còn có thể có chu kỳ kinh hoàn toàn khác chu kỳ trước khi bạn có con.
Căng thẳng, mệt mỏi
Quá trình mang thai, sinh con, chăm con khiến chị em luôn cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài khiến cho các cơ quan trong hệ sinh sản bị ngưng trệ, gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt.
Mắc các bệnh phụ khoa
Sau khi sinh con nhiều chị em mắc các bệnh phụ khoa như đa nang buồng trứng, suy yếu buồng trứng, viêm nhiễm phụ khoa,… Những căn bệnh này là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều ở nữ.
3. Những trường hợp cần lưu ý
Nếu như chị em có kinh ít hơn bình thường mà kèm với những biểu hiện bất thường dưới đây thì nên đi thăm khám ngay:
- Kinh ra có màu đỏ tươi và kéo dài trong thời gian hơn một tuần.
- Trong máu kinh có xuất hiện các cục máu đông có kích thước lớn và kéo dài.
- Máu kinh chuyển từ màu đỏ tươi sang màu khác nhưng đột ngột lại quay trở lại màu đỏ tươi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị tổn thương thành nội mạc tử cung.
- Đến kỳ kinh bạn thấy đau bụng dưới, đau ở tử cung hoặc những vùng xung quanh thì nên đi khám ngay để điều trị kịp thời, hạn chế các biến chứng không mong muốn.
- Kinh ra có mùi hôi nồng khó chịu.
- Vùng âm đạo ngứa ngáy khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục.
4. Cách điều chỉnh, khắc phục kỳ kinh sau sinh
Theo các chuyên gia chia sẻ, chị em có thể cải thiện chu kỳ kinh bằng một số biện pháp dưới đây:
- Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tránh để bản thân rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress. Chị em nên giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, trò chuyện với con và người thân trong gia đình nhiều hơn để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như: cafe, bia, rượu, thuốc lá,….
- Bổ sung trực tiếp nội tiết tố estrogen sẽ giúp điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh nhanh hơn. Nhưng việc bổ sung nội tiết tố cho cơ thể phải đúng cách, đúng liều lượng. Vì thế chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
- Chị em cũng có thể tập luyện thể dục bằng những bài tập nhẹ nhàng để khỏe mạnh hơn.
Kinh nguyệt ra ít sau sinh là hiện tượng bình thường không có nhiều đáng ngại. Nhưng chị em cần theo dõi nếu như có những hiện tượng như có cục máu đông, kinh có mùi hôi khó chịu, đau bụng, ngứa vùng kín,… thì nên đi kiểm tra ngay để phát hiện ra bệnh nếu có.