Ngược dòng lịch sử, thời trang đã từng chỉ phục vụ chủ yếu cho một nhóm nhân khẩu học: giàu sang, mảnh mai và da trắng. Hãy nhớ về Charles Frederick Worth và sự ra đời của haute couture chỉ dành cho nhóm người giàu có. Cho đến khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, và quần áo may sẵn ra đời, nhân khẩu học về thời trang ngày nay mới được mở rộng.
Tuy nhiên, về phương diện tiếp thị và quảng cáo luôn thu hẹp trong một nhóm đối tượng. Đặc biệt là các tạp chí thời trang, người mẫu trên sàn diễn và thậm chí trong các nhà mốt thời trang ngày nay.
Sự phân chia sắc tộc
Người phụ nữ da màu đầu tiên trên bìa tạp chí thời trang là Donyale Luna, bà xuất hiện trên ấn phẩm Vogue Anh tháng ba năm 1966, chụp bởi nhiếp ảnh gia David Bailey. Donyanle Luna đã trở thành người mẫu da màu đầu tiên của nước Mỹ.
Phải sau 8 năm, tờ Vogue của Mỹ mới giới thiệu một gương mặt da màu. Năm 1974, Beverly Johnsonbroke xuất hiện trên bìa với hình ảnh được chụp bởi Francesco Scavullo. Sắc da của Johnsonbroke không phải chủ đề chính mà tạp chí hướng đến. Thay vào đó, Vogue đã giới thiệu về vẻ đẹp thanh lịch mang tính chân thực, có thể chạm tới và vượt qua thời gian. Tuy nhiên theo lời của người mẫu, như vậy cũng đã là điều không dễ dàng gì.
Vấn đề phân biệt sắc tộc không chỉ xảy ra với người châu Phi. Người châu Á cũng chỉ có người mẫu đầu tiên lên trang bìa vào năm 2005, chụp bởi Patrick Demarchelier cho tạp chí Vogue Pháp. Tuy nhiên, người mẫu Du Juan đã phải chia sẻ trang bìa với người mẫu người Úc Gemma Ward. 8 năm sau mới có một người mẫu châu Á đầu tiên xuất hiện trên trang bìa, đó là Fei Fei Sun cho ấn phẩm Vogue Ý năm 2013.
Bằng cách đề cao tầm quan trọng một cách độc đoán, hơn là nhận thức và nêu ý tưởng về sự đa dạng cùng tính phổ quát, các thương hiệu đã thực sự bỏ lỡ lơ hội to lớn để phát triển lợi nhuận kinh doanh.
Các người mẫu da màu thường được xem là những nhân tố mới lạ thay vì một đối tượng quyết định trong nhân khẩu học mà thương hiệu hướng đến. Các thương hiệu thời trang đã không cảm thấy cần thiết phải để họ xuất hiện, vì thế thương hiệu bỏ lỡ mất thị phần này.
Sự đa đạng trên sàn diễn đã không xuất hiện cho đến sự kiện năm 1973. Một nhà xuất bản Mỹ Eleanor Lambert đã giới thiệu thời trang Mỹ đến châu Âu tại cung điện Palace of Versailles. Lambert là người đầu tiên sử dụng 12 người mẫu da đen trên sàn diễn của mình.
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa
Năm 2008, mọi thứ bắt đầu thay đổi trong thời trang, đây là kết quả sự toàn cầu hóa.
Không ảnh hưởng nào lớn hơn việc Mỹ có vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử, ông Barack Obama. Theo sau đó là người phụ nữ đầu tiên với vai trò thủ tướng Đức, Angela Markel. Phong trào đấu tranh cho LGBTQ tăng cao trên toàn thế giới. Nhờ đó, trách nhiệm xã hội và xu hướng bền vững cũng theo đó thức tỉnh thế giới. Đồng thời tác động đến ngành công nghiệp thời trang.
Tháng 7/2008, ấn phẩm Vogue Mỹ đưa ra một đề tài: “Is Fashion Racist?” (Tạm dịch: Có phải thời trang phân biệt chủng tộc?). Bài viết đã nêu ra một vấn đề bị phớt lờ từ lâu.
Sự thức tỉnh của ngành thời trang ngày nay
Ngành thời trang đã bắt đầu cho thấy phản ứng tích cực đối với sự đa dạng, hòa nhập và các vấn đề khác. Trong đó, có sự xuất hiện millennials và thế hệ Z
Khi millennials và thế hệ Z trở thành nhóm tiêu dùng quan trọng. Điều này buộc ngành công nghiệp thời trang phải có ý thức xã hội hơn.
Các tạp chí thời trang tháng 9/2018, bán được nhiều bản nhất với số lượng trang và quảng cáo cao nhất, cũng thể hiện sự đa dạng. Tổng cộng có 16 tạp chí hạng A để người mẫu da đen trên trang bìa. Đây là một điều chưa từng thấy trong ngành công nghiệp thời trang. Bìa Vogue Mexico tháng 01/2019 với gương mặt trang bìa là Yalitza Aparicio, một diễn viên người Mexico.
Bìa Vogue tháng 3/2017 thể hiện nhóm người mẫu đa sắc tộc như Trung Quốc – Lui Wen, Mỹ – Ashley Graham, Kendall Jenner, Gigi Hadid (người Hà Lan và gốc Palestine), Hà Lan – Imaan Hammam (người gốc Ai Cập và Ma-rốc), Anh – Adwoa Aboah (người gốc Anh và Ghana) và người mẫu Ý – Vittoria Ceretti. Tuy nhiên sự đa dạng như vậy vẫn chưa đủ.
Không chỉ ở màu da
Tính đa dạng giờ đây không còn thu hẹp ở màu da, mà còn ở kích thước cơ thể, dân tộc, giới tính và độ tuổi. Vì thế, định nghĩa về hình mẫu “đa dạng” đã thay đổi.
Sự gia tăng của các người mẫu size lớn trên sàn diễn. Năm 2016, Ashley Graham là gương mặt mẫu plus-size đầu tiên của bìa Sports Illustrated chủ đề áo tắm. Tháng 1/2017, gương mặt cô xuất hiện bìa Vogue Anh. Graham trở thành một phần của đế chế thời trang, từ những show diễn của Dolce & Gabbana cho đến Michael Kors và Christian Soriano, hay quảng bá trang sức cho David Yurman Fall 2018.
Không thể không kể đến trường hợp của Adut Akech, một người tị nạn Nam Sudan. Kể từ khi ra mắt vào năm 2017 tại ngôi nhà Saint Laurent, cô đã chinh phục các nhà mốt nổi tiếng nhất, bao gồm Chanel và Valentino. Đồng thời đã phá vỡ quan niệm về cái đẹp trong thời trang ngày nay. Sự đa dạng và phổ quát giờ đây là yếu tố được coi trọng hàng đầu trong giới thời trang.
Sự đa dạng và phổ quát giờ đây là yếu tố được coi trọng hàng đầu trong giới thời trang.
Phía sau sân khấu của thời trang ngày nay
Năm 2017, Business of Fashion đã thống kê trong 15 công ty thời trang lớn và đưa ra kết luận 73% các giám đốc điều hành là nam giới da trắng. Sự có mặt của người da màu chỉ chiếm 11% trong ban giám đốc tại các công ty này. Mặc dù, theo báo cáo của McKinsey & Company có tên gọi “Delivering through Diversity”, cho thấy các công ty có sự đa dạng về văn hóa/dân tộc có khả năng mang lại lợi nhuận cao hơn 43%, vì họ có khả năng thu hút và giữ chân nhân tài, cũng như cải thiện các dịch vụ khách hàng.
Đối với những thương hiệu luôn chọn vị thế trung lập, hãy nhìn vào dòng chảy của sự phát triển. Thời đại của sự trung lập đã chấm dứt.