Tiểu ra máu là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm có thể bạn chưa biết. Cần hiểu rõ nguyên nhân và nhận biết dấu hiệu sớm để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do tiểu máu gây ra. Cùng Vietmec Group tìm hiểu những kiến thức cơ bản về tình trạng này ngay sau đây.
Tiểu ra máu là bị gì?
Tiểu ra máu là hiện tượng nước tiểu khi đi ra đường thải có lẫn máu, làm đổi màu. Đa phần các trường hợp quan sát thấy nước hồng nhạt, đỏ lơ, một số có thể lẫn sợi máu đỏ thẫm.
Người ta thường chia hiện tượng này ra 2 dạng cơ bản là:
- Tiểu máu đại thể: Có thể phát hiện bằng mắt thường do quan sát thấy các sợi máu.
Tiểu máu vi thể: Thường không quan sát được một cách tự nhiên mà phải thông qua xét nghiệm mới nhận biết rõ.
Lưu ý:
Tiểu máu ở dạng nào cũng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Nó phản ánh tình trạng sức khỏe của người bệnh đang gặp trục trặc. Tuy nhiên cũng có trường hợp nước tiểu có máu, bị sẫm màu nhưng không phải bệnh. Con số này là rất ít, có thể liên quan đến thức ăn.
Theo thống kê, có đến hơn 95% số người tiểu ra máu có liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm. Đáng chú ý, hầu hết trong số họ lại không phát hiện ra từ sớm. Chỉ đến khi thấy rõ màu máu thì mới giật mình đi tìm nguyên nhân.
Những nguyên nhân tiểu ra máu
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến việc tiểu tiện ra máu nhưng người bệnh lại không để ý thấy. Theo các chuyên gia, tình trạng này ở nước tiểu có thể là do:
Đến ngày “đèn đỏ”
Do sự co bóp của tử cung, máu kinh trào ra ngoài rồi đọng lại trong âm đạo. Khi đi tiểu, nó có thể dẫn theo một số từ niệu đạo đi ra ngoài cùng với nước. Đây là hiện tượng tiểu ra máu không gây nguy hiểm và sẽ tự hết cùng chu kỳ kinh nguyệt.
Tổn thương khi “yêu”
Quan hệ mạnh bạo làm cho niệu đạo cũng bị tổn thương nặng, gây chảy máu. Đây là lý do trong âm đạo nữ hoặc tinh dịch của nam có máu. Khi đi tiểu thì chúng được đẩy ra ngoài. Tuy cũng chứa máu nhưng hiện tượng này không phải là bệnh.
Dùng thuốc Tây
Có một số thuốc kháng sinh sẽ gây tiểu ra máu như:
- Thuốc chống đông: Giúp ngừa huyết khối nhưng lại gây tiểu máu.
- Dược phẩm ngừa viêm không steroid: Nhóm thuốc này có thể làm giảm chức năng của thận trong một thời gian. Vì vậy nó dẫn đến nước tiểu bị lẫn máu nhưng không gây bệnh.
Mắc bệnh nguy hiểm
Ngoài các nguyên nhân gây tiểu ra máu ở nam và nữ không nguy hiểm trên, còn có không ít trường hợp bị như vậy là do mắc bệnh. Cụ thể tiểu ra máu là bệnh gì, dưới đây là những vấn đề phổ biến:
- Bệnh ở bàng quang: Chẳng hạn như viêm bàng quang, bàng quang có sỏi hoặc u. Nó khiến người bệnh bị rối loạn ở đường tiểu nhưng rất khó phát hiện. Chỉ đến khi chụp chiếu, siêu âm thì mới biết.
- Bệnh ở niệu đạo: Như là trường hợp tiểu ra máu ở nam giới do bị tăng sản tiền liệt tuyến hoặc ung thư ở đây. Nếu bị ở nữ thì đây có thể là bệnh Polyp niệu đạo.
- Phì đại tuyến tiền liệt nam: Do tế bào tăng sinh quá mức làm phì đại tiền liệt tuyến nên niệu đạo bị chèn ép. Từ đó việc tiểu tiện gặp khó khăn, bàng quang co bóp liên tục nên niêm mạc bị tổn thương, chảy máu. Đó là lý do nước tiểu nam bị lẫn máu.
- Ung thư bàng quang: Ở giai đoạn đầu bệnh nhân hầu như không nhận thấy tín hiệu nào. Càng về sau thì càng dễ nhận biết sợi máu được hình thành và cùng đi ra với nước tiểu.
- Bị ung thư tuyến tiền liệt: Đây cũng là tình trạng bệnh khó nhận biết do không có biểu hiện đi kèm. Nó chỉ được phát hiện khi bạn tiến hành những xét nghiệm lọc ung thư.
- Bệnh phụ khoa: Nhiều chị em bị tiểu rắt ra máu, thậm chí là tiểu ra máu tươi do mắc bệnh phụ khoa như: Viêm đường tiết niệu, bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung hay mắc các bệnh lạc nội mạc tử cung, bị lậu… Đây là những bệnh lý khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến buồng trứng và các cơ quan sinh sản khác.
Lưu ý:
Một số thực phẩm có chứa chất tạo màu công nghiệp có thể ảnh hưởng đến màu của nước tiểu. Thậm chí ngay cả rau dền, quả dâu hoặc quả mâm xôi cũng có thể làm nước tiểu đổi màu đỏ. Tuy nhiên đến nay người ta vẫn cho rằng những thứ này không gây nên tình trạng tiểu máu. Nước tiểu chỉ đổi màu 1 – 2 ngày rồi tự hết.
Triệu chứng nhận biết
Tiểu ra máu do các nguyên nhân khác nhau thì biểu hiện cũng khác nhau. Người ta cần dựa vào các dấu hiệu điển hình để phân biệt các dạng và bệnh lý liên quan.
Nhận biết phân biệt dạng tiểu ra máu:
- Tiểu máu đại thể: Màu nước tiểu đỏ thẫm do lẫn máu. Người bệnh dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường. Ở mức độ nhẹ thì nước tiểu có chứa các sợi máu. Nếu bệnh chuyển nặng thì máu có dạng cục. Trường hợp đặc biệt thì nước tiểu đậm màu còn có cặn lắng.
Tiểu máu vi thể: Nước tiểu có màu bình thường nên khó quan sát thấy máu. Tuy nhiên khi xét nghiệm thì có đến trên 10.000 hồng cầu trong mỗi ml nước tiểu.Bị tiểu ra máu thường kèm theo cảm giác đau lưng, tiểu buốt - Bệnh ở bàng quang: Nước tiểu lẫn máu đi ra ngoài khiến người bệnh cảm thấy buốt.
- Bệnh ở niệu đạo: Nam giới bị tiểu rắt nên khó đái, trong nước tiểu có máu.
- Phì đại tuyến tiền liệt nam: Nước tiểu lẫn máu kèm theo hiện tượng són đái.
- Ung thư bàng quang: Người bệnh bị giảm cân đột ngột kèm theo các rối loạn tiểu tiện, tiểu ra máu. Nước tiểu lẫn sợi máu, xét nghiệm thấy lượng hồng cầu bất thường.
- Ung thư tuyến tiền liệt: Tiểu máu kèm theo cảm giác buốt và đau ở lưng dưới và vùng chậu.
- Mắc bệnh thận: Trong nước tiểu có hơn 10.000 hồng cầu.ml, đài thận bị cắt cụt, trong thận có sỏi. Ngoài ra người bệnh còn bị tiểu ra mủ, tiểu són gây đau lưng.
- Bệnh sau chấn thương: Bên cạnh dấu hiệu ở nước tiểu thì người bệnh còn cảm thấy khó chịu ở vùng bị chấn thương như nhức xương chậu, đốt sống cụt…
Lưu ý:
Có thể thấy đi tiểu ra máu ở nam giới hay nữ giới đều liên quan đến nhiều bệnh lý. Trong đó, các bệnh đều có những dấu hiệu đi kèm giúp chúng ta dễ nhận biết. Người bệnh cần chú ý, phân biệt rõ và xử lý ngay những bệnh có tính nguy hiểm
Tiểu ra máu nguy hiểm hay không? Khi nào cần khám
Như đã thông tin, tiểu ra máu có thể không phải do bất thường của sức khỏe nhưng cũng có khi là bệnh nguy hiểm.
Nếu bị hiện tượng này kèm theo các dấu hiệu của bệnh nam khoa, phụ khoa, bệnh đường tiết niệu thì bạn cần cảnh giác. Bởi lẽ đó có thể là dấu hiệu của ung thư hay bệnh viêm nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tính mạng. Tốt nhất nên thăm khám ngay khi thấy nước tiểu sẫm màu kèm theo các biểu hiện lạ.
Phương pháp chẩn đoán
Khi đến bệnh viện khám, bạn sẽ được bác sĩ chẩn đoán sau khi tìm hiểu bệnh án và tiến hành một số xét nghiệm. Như là:
- Xét nghiệm nước tiểu: Đây là bước không thể bỏ qua, nó sẽ giúp xác định được lượng hồng cầu lẫn trong nước tiểu. Đồng thời nước tiểu được đem đi phân tích, tìm ra vi khuẩn, nhân tố gây bệnh (nếu có).
- Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị y tế hiện đại để chụp cắt lớp, siêu âm, chụp MRI… để tìm ra những bất thường trong cơ thể. Chẳng hạn như có khối u lạ ở bàng quang không, tuyến tiền liệt có bị phì không…
- Soi bàng quang: Đây là biện pháp giúp phát hiện các tổn thương trong bàng quang. Bằng thiết bị hiện đại, bác sĩ có thể thu được hình ảnh của bàng quang trên màn hình. Từ đó tìm ra tổn thương, có thể liên quan đến bệnh gây tiểu ra máu.
Với những trường hợp chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm theo dõi. Nhóm bệnh nhân này thường là những người có tiền sử tiếp xúc với chất phóng xạ, hút thuốc lá hoặc bị nhiễm độc tố hóa học. Sau khi có đủ căn cứ, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cụ thể dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Điều trị tiểu máu hiệu quả
Các trường hợp tiểu ra máu và buốt, đau bụng dưới hoặc không cần căn cứ vào nguyên nhân để chữa trị. Cùng với các biện pháp hiện đại, bệnh tiểu ra máu còn có thể loại bỏ khi kết hợp chăm sóc, chữa tại nhà.
Chữa bệnh tại nhà bằng dân gian
Chị em bị tiểu ra máu do nóng trong, rối loạn nội tiết, đến kỳ… có thể sử dụng một số món ăn bài thuốc sau. Những người bị bệnh viêm nhiễm dẫn đến tình trạng này cũng nên dùng.
- Canh quả hồng: Bạn kết hợp hồng chín khô với cỏ bấc đèn, đường trắng và cỏ tranh. Đem tất cả rau củ quả đi rửa sạch và đun trong nước sôi khoảng 20 phút rồi nêm đường vào, uống ấm sáng và tối.
- Lươn nấu mướp: Bạn dùng lươn vàng và mướp đắng bỏ hạt. Đem sơ chế sạch sẽ rồi đun với 500ml nước. Nêm gia vị vừa ăn để dụng cho bữa trưa và tối để chữa tiểu, thải độc.
- Uống nước bí: Bí xanh xay với một chút muối, lọc lấy nước để uống. Thực hiện 10 ngày liên tục để trị tiểu rắt ra máu buốt, nóng trong.
- Uống bột mề gà: Dùng 20 cái màng mề gà vàng đem rang cháy rồi tán bột. Chia phần bột ra làm 4 rồi hòa với nước lọc để uống dần.
Lưu ý:
Ngoài ra bạn còn có thể sử dụng nhiều thảo dược khác như phượng vĩ thảo, kim tiền thảo… để chữa tiểu ra máu do bệnh viêm nhiễm thông thường. Khi chữa mẹo bạn cần theo dõi kỹ biến chuyển của bệnh.
Nếu thấy thuốc có hiệu quả giảm máu trong nước tiểu thì tiếp tục sử dụng đến khi lành bệnh. Nếu tình thấy nước tiểu ngày càng đậm màu hoặc có cục, sợi tươi, bạn nên khám chữa theo cách khác.
Điều trị thuốc Tây
Có một số thuốc Tây được chỉ định dùng cho trường hợp đái ra máu. Tuy nhiên, bác sĩ cần căn cứ vào các biểu hiện đi kèm, xác định đúng bệnh rồi mới kê đơn. Các dược phẩm thông dụng hay dùng là:
- No – Spa và các thuốc giảm đau dạng uống khác.
- Thuốc kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn gây viêm Cephalosporin
- Một số trường hợp bị tổn thương nặng ở bên trong gây đau bụng cần dùng thuốc cầm máu. Thuốc này có thể dùng tiêm tĩnh mạch hoặc sử dụng dạng uống.
- Với những bệnh nhân bị bệnh ở thận, bàng quang hay tuyến tiền liệt cần dùng thuốc tiêu viêm chuyên biệt.
- Các bệnh nhân ung thư có thể phải dùng thuốc hóa, xạ trị.
- Một vài trường hợp đặc biệt, bệnh nhân đái ra máu quá nhiều có thể phải truyền máu hoặc sử dụng axit tranexamic
Đó là các dược phẩm dùng trong điều trị nội khoa, cho tác dụng giảm đau và ra máu. Nếu bệnh biến chuyển nặng khiến thuốc bị vô hiệu hóa, người bệnh cần được phẫu thuật.
Can thiệp ngoại khoa
Có hai hình thức phẫu thuật chính được áp dụng trong điều trị ngoại khoa cho người bị đái máu là:
- Phẫu thuật nội soi: Sử dụng các thiết bị tân tiến đưa vào cơ thể thông qua các vết rạch nhỏ. Sau đó đưa tác nhân gây bệnh ra ngoài trong thời gian ngắn. Biện pháp này thường áp dụng cho người bị sỏi mật, tăng sản tuyến tiền liệt…
- Mổ mở: Thường được áp dụng cho trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng, không thể mổ nội soi. Người bệnh sẽ được cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ bộ phận chứa mầm bệnh. Hình thức này thường áp dụng cho bệnh nhân ung thư thận, tiền liệt tuyết hoặc bị sỏi. Tuy nhiên, do cách làm này gây tổn thương mạnh và dễ biến chứng khi phục hồi nên ít được ứng dụng.
Điều trị các bệnh gây tiểu máu theo Tây y đều khá tốn kém và có tính nguy hiểm. Vì vậy, mặc dù cho hiệu quả nhanh nhưng nhiều người vẫn ngần ngại, chuyển sang dùng thuốc Đông y.