Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
Home Sức Khỏe Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và cách điều...

Các bệnh lây qua đường tình dục phổ biến và cách điều trị

Bệnh lây qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases – STDs) hay còn được gọi với tên thân thuộc là “bệnh hoa liễu”. Đây là nhóm bệnh rất phổ biến, xuất hiện ở cả hai giới và gây nhiều phiền toái, ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc và cuộc sống. Vậy, có những bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nào? Làm thế nào để điều trị? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây

Bệnh lây qua đường tình dục là gì?

Bệnh lây qua đường tình dục (Sexually Transmitted Diseases – STDs) là một bệnh truyền nhiễm. Bệnh được lây truyền từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không được bảo vệ.

Một người có thể mắc bệnh qua quan hệ bằng cả đường âm đạo, hậu môn và miệng với người bị STD. Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa rằng các bệnh này chỉ lây qua đường tình dục. Tùy thuộc vào loại STD, bệnh còn có thể lây qua sử dụng chung kim tiêm và cho con bú.1

Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Quan hệ tình dục không an toàn làm tăng nguy cơ mắc bệnh và gây viêm nhiễm bộ phận sinh dục

Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục rất phổ biến. Số lượng ca mắc mới trên toàn cầu là 1 triệu ca mắc mới/ ngày. Ở Việt Nam ước tính trên 2 triệu người mắc các bệnh này. 85% không có biểu hiện lâm sàng hoặc biểu hiện không rõ ràng, làm khó phát hiện và càng làm tăng tốc độ lây nhiễm.

Không phát hiện hoặc điều trị sớm hoặc điều trị không đúng đều dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như viêm vùng chậu, cổ tử cung, thai ngoài tử cung, tắc ống tinh hoàn, vô sinh, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh dẫn đến mù lòa.

7 bệnh lây qua đường tình dục phổ biến

1. Bệnh lậu

Lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục rất phổ biến. Bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, thường trong độ tuổi 15 đến 24.

Triệu chứng

Nhiều người mắc bệnh không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng thường gặp là:

  • Tiết dịch màu vàng, trắng, be, xanh lá cây từ dương vật hoặc âm đạo.
  • Cảm giác đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
  • Đi tiểu nhiều lần hơn bình thường.
  • Ngứa ngáy xung quanh bộ phận sinh dục.
  • Viêm họng, ngứa, đau rát họng.

Biến chứng

Nếu không được điều trị triệt để, bệnh lậu có thể dẫn đến:

  • Nhiễm trùng ngược dòng lên niệu đạo, tuyến tiền liệt và tinh hoàn.
  • Viêm vùng chậu.
  • “Khô hạn” cơ quan sinh dục ở phụ nữ.

Lưu ý, người mẹ mắc bệnh lậu có thể truyền cho trẻ sơ sinh trong khi sinh. Nếu điều này xảy ra, bệnh lậu có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chị em phụ nữ mang thai nên xét nghiệm và điều trị STD tiềm ẩn.

Bệnh điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thay đổi lối sống.

2. Bệnh giang mai

Bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây ra. Trong giai đoạn đầu, loại bệnh lây qua đường tình dục này thường khá “im hơi lặng tiếng” nên người bệnh ít khi chú ý đến.

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là một vết loét nhỏ hình tròn gọi là “săng”. Săng thường gặp ở cả bộ phận sinh dục, hậu môn và miệng. Vết loét không gây đau nhưng rất dễ lây lan.

Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:

  • Phát ban.
  • Mệt mỏi.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Đau khớp.
  • Giảm cân không chủ ý.
  • Rụng tóc.

Biến chứng

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể tiến triển đến giai đoạn cuối. Khi ấy, người bệnh có nguy cơ:

  • Mất thị lực (mù).
  • Mất thính lực (điếc).
  • Bệnh tâm thần.
  • Mất trí nhớ.
  • Nhiễm trùng não, tủy sống.
  • Bệnh tim.
  • Tử vong.

May mắn thay, nếu được phát hiện sớm, bệnh lây qua đường tình dục này điều trị dễ dàng bằng kháng sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh nhiễm giang mai có thể tử vong. Đây là lý do giải thích vì sao tất cả phụ nữ mang thai đều phải sàng lọc giang mai.2

3. Bệnh HIV

HIV là virus phá hỏng hệ miễn dịch, làm người bệnh không còn khả năng chống chọi dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn khác và phát triển một số loại ung thư. Nếu không được điều trị, bệnh có thể phát triển đến giai đoạn 3, gọi là AIDS. Nhưng rất may, với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều người nhiễm HIV không bao giờ phát triển thành AIDS.

HIV/AIDS hiện nay đã không còn là “án tử” với người nhiễm
HIV/AIDS hiện nay đã không còn là “án tử” với người nhiễm

Triệu chứng

Trong giai đoạn đầu (giai đoạn cấp tính), rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh cúm. Một vài triệu chứng điển hình bao gồm:

  • Sốt.
  • Ớn lạnh.
  • Nhức mỏi.
  • Sưng các hạch bạch huyết.
  • Viêm họng.
  • Đau nhức đầu.
  • Buồn nôn.
  • Phát ban.

Các triệu chứng kể trên có thể kéo dài một tháng hoặc lâu hơn. Kể từ sau đó, một người nhiễm HIV vẫn mang virus nhưng có thể không có biểu hiện triệu chứng trong vòng nhiều năm. Một vài người khác có thể xuất hiện các triệu chứng không đặc hiệu, như:

  • Mệt mỏi tái diễn thường xuyên.
  • Sốt.
  • Đau đầu.
  • Các vấn đề về dạ dày.

HIV không thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát với tải lượng virus thấp đến mức không thể phát hiện bằng xét nghiệm thông thường. Điều trị sớm và hiệu quả không những giúp người nhiễm HIV sống chung với bệnh, mà còn làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình.

Biến chứng

  • Nhiễm trùng cơ hội nhiều chủng vi khuẩn, virus, nấm,…
  • Tử vong (phần lớn do nhiễm trùng lao).

4. Bệnh Herpes sinh dục

Bệnh Herpes sinh dục hay bệnh Herpes là tên gọi ngắn gọn của một bệnh do Herpes Simplex Virus (HSV) gây nên. Hai chủng virus chính là HSV-1 và HSV-2. Đây là bệnh lây qua đường tình dục rất phổ biến.

Triệu chứng

HSV-1 chủ yếu gây ra mụn rộp ở miệng. Tuy nhiên, có một điều đáng lo ngại rằng HSV có thể lây từ miệng người này đến bộ phận sinh dục của người khác nếu có quan hệ bằng miệng. Khi ấy, HSV-1 trở thành tác nhân gây mụn rộp sinh dục.

Trong trường hợp mụn rộp sinh dục, những vết loét này phát triển trên hoặc xung quanh bộ phận sinh dục người bệnh. Ở miệng, những mụn rộp này xuất hiện trên hoặc xung quanh miệng.

Mụn rộp thường đóng vảy và lành trong vài tuần. Đợt bùng phát bệnh đầu tiên thường gây đau đớn nhiều nhất cho bệnh nhân. Các đợt bùng phát sau ít đau đớn và cũng thường xuyên hơn.

Phụ nữ mang thai mắc loại bệnh lây truyền qua đường tình dục này có thể truyền cho trẻ sơ sinh từ trong bụng mẹ hoặc khi sinh nở.

Biến chứng

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác.
  • Tổn thương não, mù mắt, tử vong ở trẻ sơ sinh.
  • Viêm màng não.
  • Bí tiểu.
  • Viêm trực tràng (đặc biệt ở nam giới có quan hệ đồng tính).

5. Bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà còn được gọi là mụn cóc sinh dục. Đây là bệnh do virus gây u nhú ở người (Human Papiloma Virus – HPV) gây nên. Các chủng HPV gây sùi mào gà thường gặp nhất là HPV-16 và HPV-18. Đây là bệnh rất phổ biến trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Triệu chứng

Đối với nam giới:

  • Giai đoạn đầu: xuất hiện nốt sùi mềm, hồng nhạt, hơi nhô cao và đơn độc tại cơ quan sinh dục và da xung quanh.
  • Giai đoạn sau: các nốt sùi phát triển, tập trung thành các mảng có đường kính vài centimet. Các mảng có hình dạng như mào gà hoặc súp lơ. Khi chạm vào cho cảm giác mềm, hơi ẩm ướt. Khi ấn mạnh vào các mảng có thể làm chảy dịch ra ngoài. Một vài trường hợp nặng, nốt sùi phát triển lớn, có máu, bốc mùi khó chịu.

Đối với nữ giới:

Triệu chứng thường thầm lặng, khó phát hiện. Ở nữ cũng xuất hiện nốt sùi tại vùng kín như nam giới. Các nốt sùi này có thể phát triển ở môi lớn, môi bé, âm đạo và tử cung.

Một vài triệu chứng khác:

  • Nốt sùi xuất hiện trên lưỡi, miệng, hậu môn người bệnh.
  • Mệt mỏi, chán ăn.
  • Đau rát khi quan hệ tình dục.

    Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các sùi mào gà với hình ảnh sùi như bông cải
    Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các sùi mào gà với hình ảnh sùi như bông cải

Biến chứng

  • Ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Gây khó chịu khi đi lại do nốt sùi lớn.
  • Xuất huyết, phù nề, đau tức cơ quan sinh dục.
  • Gây khó khăn cho thai phụ khi sinh nở.
  • Đối với nam giới: tắc ống dẫn tinh, tắc niệu đạo. Dẫn đến vô sinh, ung thư dương vật, ung thư hậu môn.

6. Bệnh viêm gan siêu vi B

Có một sự thật ít người biết là: quan hệ tình dục là con đường chủ yếu làm lây truyền virus viêm gan B. Một người có thể bị nhiễm virus này nếu tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo của người bệnh.

Triệu chứng

Hầu hết người lớn nhiễm virus viêm gan B không có triệu chứng ngay sau khi nhiễm bệnh. Khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng, các biểu hiện thường gặp là:

  • Sốt.
  • Mệt mỏi.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Chán ăn.
  • Nước tiểu sậm màu.
  • Phân nhạt màu.
  • Có thể có vàng da, vàng mắt.

Biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời hoặc điều trị không dứt điểm. Viêm gan B có thể tiến triển thành viêm gan mạn tính. Người bệnh tăng nguy cơ ung thư tế bào gan gấp nhiều lần người bình thường.

7. Bệnh Chlamydia

Bệnh Chlamydia là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất theo số liệu thống kê của CDC Hoa Kỳ.

Triệu chứng

Nhiều người nhiễm Chlamydia không có triệu chứng đáng chú ý. Nếu có, các biểu hiện thường gặp là:

  • Cảm giác đau hoặc khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
  • Tiết dịch vàng hay xanh lá cây từ dương vật hoặc âm đạo.
  • Đau vùng bụng dưới.

Biến chứng

  • Nhiễm trùng niệu đạo, tuyến tiền liệt, tinh hoàn.
  • Viêm vùng chậu.
  • Khô hạn ở phụ nữ.
  • Nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh có thể truyền sang trẻ sơ sinh. Em bé có thể: viêm phổi, nhiễm trùng mắt và mù lòa.1

    Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu
    Chlamydia gây ra bởi vi khuẩn đặc biệt Chlamydia, ký sinh bắt buộc trong tế bào sống, có hình cầu

Dấu hiệu nhận biết bạn mắc phải bệnh

Đối với nam giới

Một số loại bệnh lây qua đường tình dục không biểu hiện triệu chứng. Một số khác lại biểu hiện khá rõ ràng. Ở nam giới thường gặp các dấu hiệu:

  • Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
  • Vết loét, sưng phù, phát ban trên hay xung quanh dương vật, tinh hoàn, hậu môn, mông, đùi, miệng.
  • Tiết dịch bất thường hoặc chảy máu từ dương vật.
  • Sưng đau tinh hoàn.
  • Những triệu chứng điển hình khác của từng loại STD.

Đối với phụ nữ

  • Đau, khó chịu khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.
  • Vết loét, sưng phù hoặc phát ban trên hoặc xung quanh âm đạo, hậu môn, mông, đùi hoặc miệng.
  • Tiết dịch bất thường, chảy máu từ âm đạo.
  • Ngứa ngáy trong hoặc xung quanh âm đạo.
  • Những triệu chứng điển hình khác của từng loại STD.

Cách điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phương pháp điều trị được chỉ định trong từng STD khác nhau là không giống nhau. Điều quan trọng là đối với STD, người bệnh và cả bạn tình đều cần được điều trị khỏi hoàn toàn trước khi bắt đầu quan hệ tình dục trở lại.

Lựa chọn thuốc trong điều trị bệnh lây qua đường tình dục

Khả năng kháng lại kháng sinh của một số mầm bệnh lây truyền qua đường tình dục ngày càng gia tăng. Điều này đã khiến một số phác đồ chi phí thấp không hiệu quả. Việc lựa chọn thuốc trong điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục rất quan trọng. Theo WHO thì thuốc phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Hiệu quả cao (>95%).
  • Chất lượng cao (thành phần hoạt tính mạnh).
  • Chi phí thấp.
  • Độc tính thấp.
  • Nguy cơ đề kháng thuốc thấp.
  • Đơn liều.
  • Đường uống.
  • Không chống chỉ định trên phụ nữ có thai và cho con bú.

Bệnh lây qua đường tình dục do vi khuẩn

Thông thường, các loại thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn dễ dàng.

Người bệnh cần tuân thủ uống đầy đủ các loại kháng sinh theo quy định. Tiếp tục sử dụng kháng sinh dù triệu chứng đã cải thiện hoặc biến mất nếu vẫn còn thuốc. Cần báo cho bác sĩ điều trị nếu tình trạng bệnh không được cải thiện hoặc bệnh tái phát.

Bệnh lây qua đường tình dục do virus

Thuốc kháng sinh không có hiệu quả trong điều trị nhóm bệnh này. Dù hầu hết STD do virus thường không có cách điều trị khỏi, một số bệnh có thể tự giới hạn. Trong nhiều trường hợp, điều trị giúp giảm nhẹ triệu chứng và giảm nguy cơ lây truyền bệnh.

Cách phòng ngừa các bệnh lây qua đường tình dục

Cách phòng ngừa STD tốt nhất là tránh quan hệ tình dục! Tuy nhiên, khi quan hệ bằng đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng vẫn có thể phòng bệnh bằng những biện pháp sau:

  • Sử dụng bao cao su đúng cách. Tuy nhiên, bao cao su chỉ che được một phần bộ phận sinh dục, nên nếu vùng da lộ ra có mang bệnh, người bệnh vẫn có thể lây cho bạn tình của mình.
  • Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện STD từ giai đoạn sớm.
  • Tiêm vắc xin phòng HPV và viêm gan B.

Qua bài viết trên đã giới thiệu đến quý bạn đọc 07 bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất. Hãy thường xuyên theo dõi các dấu hiệu sức khỏe của bản thân và bạn tình. Điều quan trọng nhất là phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp thời gian điều trị nhanh hơn và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments