Thứ sáu, Tháng mười hai 27, 2024
Home Sức Khỏe đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không ?

[Trả Lời] đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không ?

Khi mang thai, chị em sẽ gặp nhiều biểu hiện như trễ kinh, buồn ngủ, tức ngực, nôn ói… Đây là các biểu hiện thường thấy. Vậy khi bị đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không? Và nếu mang thai bị đầy bụng thì có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây. 

day-bung-co-phai-mang-thai-khong
Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không?

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

Khi mang thai, người mẹ sẽ thường có các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt và nhạy cảm với một số mùi. Đây là các biểu hiện thường thấy. Một số người sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng hoặc ợ nóng. Nguyên nhân của tình trạng này là do hợp tử đã bám chắc vào thành tử cung của người mẹ. Sau đó, các Hormone sẽ gia tăng nhanh chóng, khiến các cơn co thắt giữa thực quản và dạ dày giảm dần. Điều này sẽ dẫn tới biểu hiện đầy bụng vô cùng khó chịu. 

Tuy vậy, không thể chỉ dựa vào tình trạng đầy hơi, chướng bụng để kết luận là đã mang thai. Đây chỉ là một dấu hiệu có thể xảy ra. Tuy nhiên, đầy bụng cũng là biểu hiện của nhiều căn bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như viêm loét, dạ dày, trào ngược dịch mật… Vì thế nếu chị em đang gặp phải những căn bệnh này cũng có thể bị đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và kiểm tra. 

Ngoài ra, nếu muốn biết mình có thai hay không, chị em có thể sử dụng một số biện pháp thử thai phổ biến hiện nay như: dùng que thử thai, siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu… Nếu gặp các biểu hiện như chậm kinh, buồn nôn, buồn ngủ, nhạy cảm… hãy kiểm tra để phát hiện tình trạng mang thai nếu có. 

que-thu-thai-gia-bao-nhieu
Để kiểm tra có thai hay không, mẹ bầu có thể sử dụng que thử thai hoặc xét nghiệm

Khi mang thai bị đầy bụng có nguy hiểm không?

Chúng ta đã có được câu trả lời cho câu hỏi: đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai. Dù đây không phải triệu chứng phổ biến, nhưng một số mẹ bầu cũng có thể gặp phải tình trạng này. Đây là một triệu chứng bình thường trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Đầy bụng có thể đem tới cho mẹ bầu cảm giác mệt mỏi, uể oải và chán ăn, giống như khi bị ợ nóng, đau lưng vậy.

Khi mang thai, nếu bị chướng bụng, đầy hơi thì không quá nguy hiểm, không ảnh hưởng tới thai nhi. Khi thay đổi chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tình trạng này sẽ dần tự hết. Tuy nhiên, nếu để tình trạng đầy bụng kéo dài trong quá trình mang thai và không có cách điều trị hợp lý, mẹ bầu sẽ cảm thấy chán ăn, mất đi cảm giác ngon miệng. Lâu ngày có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. 

Cách khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai

Để khắc phục tình trạng đầy bụng khi mang thai, chế độ dinh dưỡng có một vai trò vô cùng quan trọng. Đồng thời, ăn uống đủ chất, hợp lý cũng giúp thai nhi phát triển toàn diện và bảo vệ sức khỏe của mẹ. Vậy khi bị đầy bụng, ợ chua, nên thực hiện chế độ dinh dưỡng nào để loại bỏ tình trạng này? 

Chế độ ăn uống

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho đủ chất và lành mạnh nhất. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Hãy theo dõi cơ thể để biết mình có phản ứng đặc biệt với loại thực phẩm nào không, sau đó nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ. Mẹ bầu cần nắm rõ những thực phẩm nào nên và không nên ăn trong quá trình mang thai nhé. Ăn uống hợp lý, khoa học và đủ chất sẽ giúp tình trạng đầy bụng được khắc phục đáng kể. 

day-bung-co-phai-mang-thai-khong-1
Sử dụng nước chanh ấm và trà gừng rất tốt cho tiêu hóa

Các loại thực phẩm nên ăn

  • Khi bị đầy hơi, mẹ bầu nên ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như đu đủ chín, chuối, táo… để dễ tiêu hóa và nhuận tràng hơn. 
  • Nếu có tiền sử về bệnh dạ dày, mẹ bầu có thể sử dụng nghệ tươi hoặc bột nghệ sau khi phơi khô để giảm bớt các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi. 
  • Sử dụng lá tía tô cũng có thể giúp an thai, giảm bớt các triệu chứng cảm cúng, đầy bụng, khó tiêu
  • Giảm lượng tinh bột, tăng hàm lượng đạm động vật trong khẩu phần ăn và các loại trái cây có đường tự nhiên. Đồng thời, bổ sung thêm các bữa phụ với các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, bơ, phô mai, ăn kèm các loại hạt như hạnh nhân, óc chó…
  • Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể thực hiện một số bài thuốc dân gian như uống nước chanh nóng sau bữa ăn hay trà gừng. Trong nước chanh có chứa vitamin và Axit amin với hàm lượng cao sẽ giúp hỗ trợ tiêu hóa, thanh lọc cơ thể, giảm bớt sự khó chịu do đầy bụng, khó tiêu đem lại,  

Một số biểu hiện mang thai sớm gặp

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai không? Câu trả lời là chưa chắc chắn. Vậy để biết mình có mang thai không, phái đẹp cần quan sát những biểu hiện nào? Hãy cùng tìm hiểu một số biểu hiện khi mang thai thường gặp trong giai đoạn đầu nhé.

dau-hieu-mang-thai
Khi mang bầu, thai phụ sẽ có các biểu hiện nào?

Ra đốm máu và đau bụng

Một trong những triệu chứng sớm nhất khi mang thai đó là ra đốm máu và đau bụng. Nguyên nhân của biểu hiện này là do trứng sau khi thụ thai sẽ di chuyển và làm tổ tại tử cung của phái đẹp. Do đó, từ 6 – 12 ngày sau khi trứng thụ tinh, mẹ bầu sẽ sẽ thấy các đốm máu nhỏ li ti khi lau bằng khăn giấy. Máu này có thể có màu hồng, đỏ hoặc nâu, tùy theo cơ địa. 

Đồng thời, mẹ bầu sẽ có biểu hiện đau bụng như đau bụng kinh như nhẹ hơn, không co thắt như ngày đầu của chu kỳ. Nhiều người thường nhầm 2 triệu chứng này với kinh nguyệt nên bỏ qua dấu hiệu đầu tiên của mang thai. 

Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể thấy âm đạo tiết ra các dịch màu trắng sữa. Đây là dịch tiết bình thường và sẽ xuất hiện trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ. Vì thế không cần lo lắng hay điều trị nhé.

Mất kinh

Sau khi quá trình thụ thai hoàn tất, cơ thể người mẹ sẽ tiết ra một loại nội tiết tố, gọi là nội tiết tố hCG. Nội tiết tố này sẽ làm gián đoạn kỳ kinh và kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên, một số người bị chậm kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt dẫn tới không đều hoặc kinh không xuất hiện. Vì thế họ thường nhầm với thụ thai. Hãy theo dõi và kiểm tra để phát hiện thai kỳ sớm nhất có thể nhé.

Mệt mỏi

Trong thời gian đầu khi mới mang thai, thường là 1 tuần sau khi thụ thai thành công, cơ thể người mẹ sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Người mẹ sẽ thường xuyên buồn ngủ mọi lúc, mọi nơi, không kể giờ giấc. Đây là do nội tiết tố progesterone tăng nhanh. Vào khoảng thời điểm này, mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, ăn nhiều thức ăn chứa protein và sắt để bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

met-moi
Cơ thể mệt mỏi là triệu chứng thường gặp

Ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng phổ biến nhất khi mang thai. Hầu hết các mẹ bầu đều gặp tình trạng này. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều bị ốm nghén.

Khi ốm nghén, người mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn và có thể nôn bất cứ lúc nào, ngay cả khi đói hoặc no. Thông thường, buổi sáng sẽ là thời điểm nôn nao, khó chịu nhất trong ngày. Ngoài ra, do thay đổi nội tiết tố, nhiều người cũng sẽ thay đổi khẩu vị. Thai phụ có thể cảm thấy thèm ăn hay sợ một số món ăn cụ thể, tùy theo cơ địa và tình trạng nghén. 

om-nghen
Ốm nghén xuất hiện ở hầu hết người có thai

 

Ốm nghén, thay đổi khẩu vị có thể kéo dài đến hết thời gian mang thai. Tuy nhiên, sau tuần thứ 13 hoặc 14, triệu chứng sẽ suy giảm và chúng sẽ không còn biểu hiện rõ ràng như ban đầu nữa. 

Thay đổi của vú

Đôi khi, những thay đổi của “núi đôi” cũng có thể là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Lúc này, nội tiết tố của thai phụ thay đổi, vì thế vú cũng sẽ to hơn, mềm mại và có cảm giác căng đầy quyến rũ. Một số người còn có thể bị đau hoặc ngứa trong 10  – 14 ngày. Khi mang thai, quầng vú cũng trở nên sậm màu và rõ ràng hơn. 

Một số biểu hiện khác khi mang thai

  • Đi tiểu thường xuyên: Khi có thai, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi, lưu lượng tuần hoàn tăng lên. Do đó, thuận sẽ phải làm việc nhiều hơn và mẹ bầu sẽ cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn. Đây là biểu hiện thường xuất hiện ở tuần thứ 6 – 8 của thai kỳ. 
  • Táo bón: khi mang thai, nội tiết tố progesterone trong cơ thể tăng cao khiến thức ăn trong cơ thể tiêu hóa chậm hơn. Điều này có thể dẫn tới tình trạng táo bón. Mẹ bầu cần bổ sung chất xơ, hoa quả để giảm bớt tình trạng này. 
  • Thay đổi cảm xúc: nội tiết tố bị thay đổi cũng khiến cảm xúc của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Thông thường, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm về dễ buồn hơn. Triệu chứng này có thể dẫn tới các căn bệnh nguy hiểm như trầm cảm, lo âu… 
  • Cơ thể thay đổi nhiệt độ: đây cũng là một trong những dấu hiệu của việc mang thai. Thân nhiệt của người mẹ sẽ cao hơn so với bình thường trong thời gian diễn ra thai kỳ. 
  • Nhịp tim tăng nhanh: thông thường, vào tuần từ 8 – 10 sau khi mang thai, tim thai sẽ đập nhanh và mạnh hơn. Vì thế, mẹ bầu sẽ có hiện tượng đánh trống ngực hoặc bị rối loạn nhịp tim. Nếu xuất hiện các biểu hiện này, mẹ bầu nên kiểm tra, thăm khám với bác sĩ để được tư vấn và tránh tình trạng nhầm lẫn giữa mang thai và các bệnh lý thực sự. 
  • Đau đầu, đau lưng: thời gian đầu mang thai, nhiều người sẽ xuất hiện những cơn đau đầu và đau lưng nhẹ. Cảm giác đau lưng sẽ gần giống như khi đến tháng nhưng nhẹ hơn. 
  • Chóng mặt và ngất: đây là biểu hiện thường xảy ra với mẹ bầu có tiền sử thiếu máu, huyết áp thấp. Lúc này, nội tiết tố thay đổi và mạch máu giãn ra. Vì thế đường huyết sẽ bị hạ thấp và dẫn tới cảm giác chóng mặt. 

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi: đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai hay không. Đồng thời, nắm rõ một số biểu hiện của cơ thể khi mang thai. Khi có các biểu hiện đầy bụng, ợ hơi, hãy thay đổi chế độ ăn uống cho khoa học hơn và bổ sung dinh dưỡng cần thiết để tránh tình trạng chán ăn thiếu chất nhé. 

RELATED ARTICLES

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Most Popular

Những quan điểm sai về bao cao su mọi người thường gặp

Một trong những biện pháp tránh thai phổ biến hiện nay đó là bao cao su. Tuy nhiên, vẫn còn một số người có...

Nam giới lâu ngày không quan hệ sẽ như thế nào?

Quan hệ tình dục điều độ không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe mà còn cải thiện chất lượng tinh...

Phụ nữ 35 tuổi có nên sinh con không? Độ tuổi nào sinh con hợp lý nhất.

Dù ở tuổi nào, thực hiện thiên chức làm mẹ cũng là một điều tuyệt vời đối với người phụ nữ. Ở mỗi giai...

Gei và những điều thú vị mà có thể các bạn chưa biết biết về Gei

Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những định kiến về cộng đồng LGBT hầu như không còn. Gei là một...

Recent Comments